ClockThứ Ba, 09/10/2018 14:41

IMF cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2018, 2019

TTH.VN - Do ảnh hưởng của căng thẳng thương mại cũng như mức độ vay nợ ngày càng tăng, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) chính thức cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2018 và 2019.

WB, IMF và WTO thúc đẩy tự do hóa trong thương mại dịch vụHội nghị IMF-WB dự kiến ​​thúc đẩy tăng trưởng kinh tế BaliHành trình cách mạng kỹ thuật số ở châu ÁIMF: Căng thẳng thương mại là rủi ro lớn nhất đối với khu vực đồng EuroTriển vọng tăng trưởng châu Á còn nhiều yếu tố phức tạpIMF: Châu Á bị tổn hại do căng thẳng thương mại leo thangIMF: Thế giới cần chuẩn bị cho những thời điểm khó khăn hơn

IMF cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu vào năm 2018, 2019. Ảnh: NDTV

Theo Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới vừa được công bố ngày 8/10, trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang diễn biến hết sức phức tạp, IMF cắt giảm 2/10 triển vọng GDP toàn cầu xuống còn 3,7% trong năm 2018 và 2019. Những thay đổi được dự báo sẽ xảy ra cho các nền kinh tế đang phát triển trong năm nay, cũng như sự sụt giảm khá lớn cho Mỹ và Trung Quốc trong năm 2019.

IMF cũng nhấn mạnh cảnh báo rằng những rủi ro đã được đề cập trong báo cáo trước đó đã “trở nên rõ ràng hơn, hay nói cách khác là đã chính thức xuất hiện” trong thế giới thực.

Cụ thể, căng thẳng thương mại gia tăng dẫn đến những chính sách thuế khắc nghiệt giữa các đối tác thương mại lớn đã tác động không nhỏ đến Trung Quốc, cũng như nhiều nền kinh tế châu Á khác và các nước dễ bị tổn thương như Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina. Dự đoán tăng trưởng cho khu vực đồng tiền chung châu Âu và Anh cũng giảm mạnh.

Với tình hình này, căng thẳng thương mại gia tăng là một trong những thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế thế giới, nhất là khi “những tuyên bố về chủ nghĩa bảo hộ đang dần biến thành hành động”. Tình trạng bất ổn do căng thẳng thương mại gây ra có thể khiến các doanh nghiệp tạm ngưng hoặc chấm dứt hoàn toàn việc rót vốn, hậu quả nhìn thấy sẽ là làm chậm sự tăng trưởng về các hoạt động đầu tư. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài, nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi các rủi ro mang tính hệ thống vô cùng nghiêm trọng.

Thương mại toàn cầu được dự đoán sẽ chỉ tăng thêm 4,2% vào năm 2018, thấp hơn 6/10 điểm so với những kỳ vọng đã được đưa ra vào tháng 7, cùng lúc thấp hơn gần 1 điểm so với dự đoán của tháng 4. Trong năm 2019, thương mại toàn cầu sẽ chỉ tăng trưởng khoảng 4%, thấp hơn một nửa so với triển vọng trước đó.

Trong khi đó, IMF cũng hạ mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống còn 3,6% trong giai đoạn 2022 – 2023, nhiều khả năng tăng trưởng trung hạn sẽ giảm xuống dưới 1,4%.

Đối với 2 nền kinh tế lớn, dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ ở mức 2,9% trong năm 2018, sau đó giảm xuống còn 2,5% vào năm 2019 và chạm mốc 1,8% trong năm 2020. Về phía Trung Quốc, dự báo tăng trưởng sẽ giảm xuống còn 6,6% trong năm 2018 và 6,2% vào năm 2019.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

 

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Báo cáo Triển vọng Dân số thế giới năm 2024:
Những xu hướng mới nhất về dân số thế giới

Dân số thế giới đã đạt gần 8,2 tỷ người vào giữa năm 2024, và được dự báo ​​sẽ tăng thêm 2 tỷ người nữa trong 60 năm tới, đạt đỉnh khoảng 10,3 tỷ người vào giữa những năm 2080. Sau đó, dân số thế giới sẽ giảm xuống còn khoảng 10,2 tỷ người, thấp hơn 700 triệu người so với dự kiến ​​một thập kỷ trước.

Những xu hướng mới nhất về dân số thế giới
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF):
Xu hướng giảm phát mới tạo cơ hội cho Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ lãi suất

Xu hướng giảm phát ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tiếp tục đi đúng hướng, và những số liệu mới nhất được công bố trong tuần này xác nhận rằng, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có khả năng cắt giảm lãi suất hơn nữa, ông Alfred Kammer, Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khu vực châu Âu cho biết.

Xu hướng giảm phát mới tạo cơ hội cho Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ lãi suất
Nhóm Ngân hàng thế giới khởi động gói bảo lãnh hàng năm trị giá 20 tỷ USD

Hãng thông tấn Reuters ngày 2/7 đưa tin, Nhóm Ngân hàng thế giới (WBG) đã bắt đầu vận hành một nền tảng bảo lãnh đầu tư và cho vay một cửa mới; trong đó, WBG hy vọng sẽ tăng gấp ba lần việc cung cấp bảo lãnh và bảo hiểm rủi ro được cung cấp trên toàn thế giới lên mức 20 tỷ USD mỗi năm.

Nhóm Ngân hàng thế giới khởi động gói bảo lãnh hàng năm trị giá 20 tỷ USD
Return to top