ClockThứ Sáu, 03/05/2019 10:29

Các hãng hàng không châu Á cắt giảm chuyến bay do thiếu máy bay trầm trọng

TTH - Bất chấp gần đến mùa cao điểm, các hãng hàng không châu Á đang buộc phải giảm số chuyến bay, đồng thời tạm trì hoãn kế hoạch mở rộng tour, tuyến do thiếu máy bay, nhất là khi các hãng đã ngưng sử dụng Boeing Max 737 sau hai vụ tai nạn thảm khốc.

Nhiều hãng hàng không châu Á đau đầu do thiếu máy bay trong mùa cao điểm. Ảnh: Nikkei News

Cụ thể, hãng hàng không giá rẻ Scoot của Singapore Airlines vừa tuyên bố sẽ tạm ngưng 4 tuyến bay bắt đầu từ cuối tháng 6. Tại Indonesia, tập đoàn hàng không Lion cũng buộc phải sắp xếp lại lịch bay cho nguồn máy bay sẵn có nhằm lấp đầy chỗ trống bị thiếu hụt.

China Southern Airlines – hãng hàng không có số lượng đơn đặt hàng Boeing 737 Max 8 nhiều nhất trong tất cả các hãng hàng không của Trung Quốc đang chỉ còn 24 máy bay hoạt động. Trước tình hình này, Kelvin Lau, một nhà phân tích tại Daiwa Capital Markets nhận định nhiều khả năng hãng hàng không này sẽ phải đặt lại mục tiêu tăng trưởng về năng lực hành khách trong thời gian tới.

Theo các chuyên gia, thiếu máy bay đồng nghĩa giá thuê cho phương tiện này sẽ đột ngột tăng, từ đó làm tăng chi phí vận hành cho các hãng, tức gây nên nhiều áp lực hơn khi mùa cao điểm du lịch ở châu Á đang ngày càng đến gần.

Giữa lúc các hãng hàng không đau đầu vì thiếu máy bay và có quá ít lựa chọn thay thế, tập đoàn Boeing cũng đang chạy đua để khắc phục sự cố phần mềm trong hệ thống chống treo máy bay, nguyên nhân gây nên hai vụ tai nạn vừa qua. Không chỉ riêng châu Á, ở Mỹ, Southwest Airlines đã hủy 10.000 chuyến bay sử dụng Boeing Max 737 hoạt động đến ngày 5/8, gây ra tổn thất 200 triệu USD và America Airlines cũng hủy toàn bộ chuyến bay với cùng lý do đến ngày 19/8, đối mặt với mức tổn hại lên đến 350 triệu USD.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Nikkei News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số

TIN MỚI

Return to top