ClockThứ Tư, 16/01/2019 21:54

Các thành phố ASEAN lọt top 20 bảng xếp hạng CMI 2019

TTH - Đứng đầu bảng xếp hạng năm nay là thành phố Bangalore, 1 trong 6 thành phố của Ấn Độ nằm trong danh sách top 20. Trung Quốc có sự hiện diện lớn nhất với 9 thành phố. Thành phố duy nhất nằm ngoài khu vực châu Á lọt vào top 20 là thủ đô Nairobi của Kenya, đứng ở vị trí thứ 6.

ASEAN thúc đẩy du lịch bằng khinh khí cầuASEAN 2019: Những định hướng ưu tiênASEAN: Vai trò trong việc thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

Việt Nam ghi nhận kết quả tốt nhất ASEAN trong bảng xếp hạng Chỉ số Tăng trưởng thành phố năm 2019. Ảnh: Kinhtedothi.vn

4 thành phố thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa lọt top 20 trong bảng xếp hạng Chỉ số Tăng trưởng thành phố (CMI) năm 2019 do công ty tư vấn bất động sản hàng đầu JLL công bố ngày 16/1, chỉ số theo dõi sự tăng trưởng kinh tế xã hội và bất động sản thương mại ở 131 thành phố trong thời gian 3 năm.

Đáng chú ý, Việt Nam là quốc gia có thành tích tốt nhất với 2 thành phố được xếp hạng cao nhất trong ASEAN. Đó là thủ đô Hà Nội ở vị trí thứ 3, và thành phố Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 8. Trong khi đó, Philippines với đại diện là thủ đô Manila ở vị trí thứ 12, Thái Lan với thủ đô Bangkok ở vị trí thứ 18.

Ông Jeremy Kelly, Giám đốc nghiên cứu toàn cầu của JLL nhận định: “Châu Á tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng mạnh mẽ, khi các thành phố đang mở rộng thành công nền kinh tế đổi mới của họ. Lĩnh vực công nghệ rõ ràng là động lực chính của cả đà tăng trưởng bất động sản và kinh tế, được thúc đẩy bởi các công ty công nghệ lớn cũng như các công ty khởi nghiệp năng động ở những thành phố như Bengaluru, Hyderabad, thành phố Hồ Chí Minh và Thâm Quyến”.

Bảng xếp hạng Chỉ số Tăng trưởng thành phố lần thứ 6 đánh giá 20 tiêu chí, bao gồm cả những thay đổi gần đây và dự kiến trong GDP của thành phố, dân số, sự hiện diện trụ sở chính của các doanh nghiệp, tình hình xây dựng bất động sản thương mại,…

Trong báo cáo của mình, JLL lưu ý, 2 thành phố của Việt Nam hoạt động rất tốt về đà tăng trưởng kinh tế xã hội, với dân số và nền kinh tế tăng trưởng nhanh. JLL nói thêm: "Thành phố Hồ Chí Minh thường được xem là điểm đến thân thiện với doanh nghiệp hơn, nơi thu hút đầu tư nước ngoài hơn, cùng với sự hiện diện lớn hơn của các công ty; trong khi đó, Hà Nội là một thành phố đang phát triển nhanh chóng".

Tại Manila, JLL nhấn mạnh chương trình cơ sở hạ tầng Build Build Build rộng rãi của Chính phủ quốc gia này, với hơn 2.000 dự án được dự kiến ​​sẽ cải thiện tình trạng tắc nghẽn giao thông, giảm tác động của biến đổi khí hậu... JLL cho rằng: "Từng bị coi là tụt hậu so với các thành phố Đông Nam Á khác, Manila dường như đang phát triển mạnh và thúc đẩy tăng trưởng trong thời hạn dài hơn".

Ở Bangkok, động lực kinh tế tăng dần trong 2 năm qua. Trong đó, JLL lưu ý việc đưa ra sáng kiến ​​của Chính phủ “Thái Lan 4.0” trong năm 2016, nhằm đưa đất nước lên vị thế của một quốc gia có thu nhập cao; giảm sự bất bình đẳng; thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững với môi trường.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Business Times & Jllapsites)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Return to top