ClockThứ Năm, 27/09/2018 19:54

Các trường đại học Đông Á tăng hạng danh tiếng trên toàn cầu

TTH - Theo danh sách xếp hạng các trường đại học danh tiếng nhất thế giới năm 2018, các trường đại học của Trung Quốc tiếp tục thăng hạng, cùng với đó, Nhật Bản cũng trở thành quốc gia thứ hai của châu Á liên tục xuất hiện trong danh sách các trường đại học hàng đầu.

Đông Nam Á nỗ lực chống chủ nghĩa khủng bố

 Trường Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) xếp thứ 22 trong danh sách các trường đại học tiêu biểu trên thế giới. Ảnh: Nikkei News

Cụ thể, từ vị thứ 30 của năm 2017, Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) tăng 8 bậc và xếp thứ 22 trong danh sách các trường đại học tiêu biểu trên thế giới. Thậm chí ngôi trường này cũng xếp cao hơn 1 bậc so với trường Đại học quốc gia Singapore và một số ngôi trường nổi tiếng khác như Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London và Đại học New York.

Danh sách này cũng điểm tên 4 trường đại học khác trong khu vực châu Á nằm trong top 50 bao gồm: Đại học Bắc Kinh (vị thứ 31), Đại học Hong Kong (36), Đại học Tokyo (42) và Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (46).

Danh sách xếp hạng hằng năm được tạp chí Time Higher Education (THE) khảo sát trên hàng triệu trang nghiên cứu và trích dẫn đã xuất bản trước đó để đánh giá 1.250 trường đại học từ 86 quốc gia trên thế giới. THE áp dụng 13 chỉ số được định chuẩn kỹ lưỡng để đưa ra các kết quả sát thực nhất bao gồm: thu nhập, đổi mới, triển vọng quốc tế, môi trường dạy và học...

Được tổng kết trên nhiều tiêu chí khác nhau, bảng xếp hạng năm 2018 cho thấy xu hướng của những năm gần đây đang chứng kiến rất nhiều sự thay đổi, nhất là khi các trường đại học của châu Á bắt đầu khẳng định tên tuổi và cải thiện thành tích trên các bảng xếp hạng quốc tế. Trong khi đó, các thành trì truyền thống của Mỹ và châu Âu hoặc vẫn giữ được vị trí của mình, hoặc đã bắt đầu giảm nhiệt.

Về tiểu vùng, Biên tập viên xếp hạng tại Times Higher Education Phil Baty đã chỉ ra một đà phát triển tổng thế trong khu vực Đông Á và nhấn mạnh: “Xu hướng này xuất hiện tại mọi quốc gia”, khi các nước trong khu vực này đầu tư nhiều hơn vào hệ thống giáo dục, cũng như tập trung khai thác, đẩy mạnh các mối quan hệ hợp tác quốc tế... Đơn cử, Hàn Quốc có đến 2 trường đại học lọt top 100 và Hong Kong cung có đến 3 điểm trường nằm cùng top và 3 trường còn lại lọt top 200.

Trong một ví dụ khác, Nhật Bản – đất nước có hệ thống giáo dục được cho là đã và đang dậm chân tại chỗ nhiều năm trong danh sách xếp hạng đã có bước trở mình ngoạn mục vào năm 2018, với Đại học Tokyo tăng 4 bậc so với 2017 và Đại học Kyoto cũng cải thiện 9 điểm, chính thức bước lên vị thứ 65 trong bảng xếp hạng 2018 của THE. Đây là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ để nâng cao chất lượng về nghiên cứu, giảng dạy.

Ngoài những nỗ lực từ hệ thống giáo dục của các điểm trường, Biên tập viên Baty nhận định, dựa trên tình hình khí hậu thất thường, tiêu cực ở châu Âu và Mỹ, cơ hội phát triển về giáo dục cho các nước khác trên thế giới sẽ càng mở rộng hơn nữa để chào đón một lượng lớn sinh viên quốc tế và thu hút nhân tài.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Nikkei News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
Return to top