ClockThứ Tư, 19/09/2018 14:25

Changi là sân bay quốc tế có kết nối nhiều nhất châu Á

TTH.VN - Trong năm thứ 2 liên tiếp, sân bay Changi của Singapore được bình chọn là sân bay quốc tế có kết nối nhiều nhất khu vực châu Á, theo tờ Straits Times ngày hôm nay (19/9).

Singapore thử nghiệm tháp điều khiển không lưu từ xaSân bay Changi năm thứ 5 liên tiếp đạt danh hiệu tốt nhất thế giớiSân bay Changi, Singapore đón lượng khách kỷ lục trong năm 2016Sân bay Changi được bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới năm thứ 4 liên tiếp

Sân bay quốc tế Changi, Singapore. Ảnh: Straits Times

Tuy nhiên trong bảng xếp hạng toàn cầu, sân bay Changi giảm từ vị trí thứ 6 xuống vị trí thứ 8, trong khi sân bay Heathrow ở thủ đô London của Anh dẫn đầu bảng xếp hạng do công ty OAG thu thập và phân tích.

Để xếp hạng các sân bay, OAG tính tổng số tất cả các kết nối có thể có giữa các chuyến bay trong và ngoài nước trong 6 giờ đồng hồ, vào ngày bận rộn nhất của hàng không toàn cầu trong vòng 12 tháng tính đến tháng 7/2018. Bảng xếp hạng xem xét tất cả các chuyến bay quốc tế đến và đi từ các sân bay.

OAG lưu ý, một số sân bay lớn nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương nằm trong số 20 sân bay có kết nối nhiều nhất thế giới.

Bên cạnh đó, sân bay quốc tế Soekarno-Hatta của thủ đô Jakarta (Indonesia) đứng ở vị trí thứ 10, sân bay quốc tế ở thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) ở vị trí thứ 12, sân bay Hong Kong (Trung Quốc) giữ vị trí thứ 13, trong khi sân bay Suvarnabhumi của thủ đô Bangkok (Thái Lan) đứng ở vị trí thứ 14 trong danh sách nói trên.

Ông Mayur Patel, Giám đốc bán hàng khu vực Nhật Bản và châu Á-Thái Bình Dương của OAG cho hay: "Nhu cầu mạnh mẽ về đi lại bằng đường hàng không quốc tế đang khiến khu vực châu Á-Thái Bình Dương trở thành một khu vực then chốt để kết nối các chuyến bay".

Ngoài ra, ưu thế của khu vực châu Á là rõ ràng và có khả năng sẽ chứng kiến một số chuyển động thú vị khi sân bay mới của thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) mở cửa.

Trong một động thái khác, Thái Lan đang bắt tay vào việc mở rộng quy mô khổng lồ nhằm tăng hơn gấp đôi năng lực hành khách của các sân bay trong và xung quanh thủ đô Bangkok.

Bộ trưởng Giao thông vận tải Thái Lan, ông Arkhom Termpittayapaisith cho rằng, sân bay U-Tapao mới sẽ đón lên tới 60 triệu hành khách mỗi năm. Các sân bay Suvarnabhumi và Don Mueang ở thủ đô Bangkok cũng sẽ được mở rộng để đạt công suất hàng năm lần lượt là 90 triệu và 40 triệu hành khách. Hai sân bay này hiện có thể xử lý lên đến lần lượt 45 triệu và 30 triệu hành khách một năm.

Trong khi đó, sân bay Changi của Singapore hiện có khả năng xử lý lên tới 82 triệu hành khách mỗi năm, đồng thời có thể tăng năng lực hành khách lên tới khoảng 150 triệu hành khách.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Straits Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số
Return to top