ClockThứ Sáu, 29/06/2018 06:54

Singapore: “Châu Á là điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu”

TTH.VN - Tờ Straits Times ngày 28/6 dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Singapore, ông Heng Swee Keat khẳng định, châu Á là "điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu".

Hàn Quốc, Phillipines tăng cường hợp tác kinh tếCác nước tham gia RCEP kỳ vọng sớm hoàn tất hiệp địnhNhật Bản, ASEAN đẩy mạnh các cuộc hội đàm về RCEPSingapore - New Zealand tăng cường hiệp định thương mại tự do RCEP

Ông Heng Swee Keat, Bộ trưởng Tài chính Singapore trong một bài phát biểu. Ảnh: Today Online

Theo ông Heng, các cuộc đàm phán về Quan hệ Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) hy vọng sẽ được ký kết vào cuối năm nay, đồng thời lưu ý đây sẽ là một "chương trình cụ thể" về cam kết thương mại mở tại thời điểm chủ nghĩa bảo hộ gia tăng.

Được biết, Quan hệ Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là một hiệp định thương mại tự do đang được đàm phán giữa 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng Ấn Độ, Trung Quốc, Australia, New Zealand, Hàn Quốc và Nhật Bản.

"Việc hoàn thành RCEP sẽ là một chương trình cụ thể về những cam kết đối với mở cửa thương mại và đầu tư, cũng như sự tăng trưởng và phát triển liên tục của các nền kinh tế, đồng thời mang lại nhiều cơ hội hơn cho người dân trong khu vực", ông Heng nhấn mạnh.

Đáng chú ý, Bộ trưởng Tài chính Singapore khẳng định châu Á là "điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu".

Đây là một phần của sự thay đổi rộng lớn hơn trong những trung tâm kinh tế của khu vực này. Trong đó, Ấn Độ được dự kiến sẽ tăng trưởng 7,8% vào năm 2019, trong khi ASEAN dự kiến tăng trưởng ở mức 5,3%, ông Heng nói thêm.

Lê Thảo (Lược dịch từ Straits Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Internet thế giới 2024 (WIC) diễn ra tại thị trấn cổ Ô Trấn (Wuzhen, Trung Quốc), Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường nhấn mạnh: Cộng đồng quốc tế phải cùng nhau giải quyết các vấn đề như khoảng cách số và tình hình an ninh mạng nghiêm trọng, đồng thời xây dựng một tương lai số tốt đẹp hơn.

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top