ClockChủ Nhật, 24/03/2019 14:50

Châu Á thống trị nền kinh tế thế giới vào năm 2050

TTH.VN - Trong số 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, bốn nền kinh tế đến từ khu vực châu Á, bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ sẽ dẫn đầu toàn cầu vào năm 2050, báo cáo “Tầm nhìn dài hạn: Trật tự kinh tế thế giới thay đổi thế nào năm 2050” của PwC cho hay.

Châu Á chống tin giả mùa bầu cửNhiều quốc gia châu Á bị côn trùng gây hại trong nông nghiệpNgười châu Á và niềm yêu thích với phương tiện truyền thông xã hộiSeoul – Đà Nẵng là tuyến bay hot nhất ở châu Á – Thái Bình DươngSingapore dẫn đầu châu Á về chất lượng cuộc sống

Xét về từng quốc gia, sức mạnh kinh tế toàn cầu vẫn duy trì tại hai nước là Trung Quốc và Ấn Độ. Ảnh: International Business Tribune

Những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến những thay đổi bước đầu trong sức mạnh kinh tế toàn cầu đối với nhiều thị trường mới nổi. Có thể nói các nền kinh tế mới nổi có tiềm năng tăng trưởng mạnh hơn các nền kinh tế tiên tiến hiện nay.

Kết quả phân tích chỉ ra rằng, nền kinh tế thế giới có thể tăng gấp đôi quy mô vào năm 2050, vượt xa tốc độ tăng trưởng dân số nhờ vào việc cải thiện năng suất dựa vào sự hỗ trợ của công nghệ. Báo cáo của PwC nhấn mạnh vào năm 2050, trên cơ sở sức mua tương đương (PPP), các nền kinh tế mới nổi như Indonesia sẽ tăng trưởng cao hơn Anh và Pháp, đồng thời Pakistan có thể sẽ vượt qua Italy và Canada. Về khía cạnh tăng trưởng, Việt Nam, Ấn Độ và Bangladesh sẽ là những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất trong một khoảng thời gian dài đến năm 2050.

Nhìn chung, tăng trưởng của các thị trường mới nổi (E7) sẽ cao hơn các nền kinh tế phát triển (G7).

Trong hai thập kỷ trước, các nước E7 chỉ chiếm 35% kích thước của các nền kinh tế phát triển G7 khi so sánh về sức mua tương đương. 25 năm sau, các nền kinh tế mới nổi này đã vượt qua các nước G7. Dự kiến trong 25 năm tới, tức năm 2040, các thị trường mới nổi E7 sẽ gấp đôi các nền kinh tế G7, chứng minh rõ ràng cho sự chuyển đổi đáng chú ý về sức mạnh kinh tế toàn cầu.

Xét về từng quốc gia, sức mạnh kinh tế toàn cầu vẫn duy trì tại hai nước là Trung Quốc và Ấn Độ. Trong đó Trung Quốc đã trở thành quốc gia đứng đầu về PPP và dự kiến sẽ tiếp tục giữ vững vị trí đầu tiên đến năm 2050 với tổng sản phẩm quốc nội quy đổi theo sức mua tương đương (PPP) vào khoảng 58.499 tỷ USD. Theo sau là Ấn Độ, quốc gia này sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Với tiềm năng phát triển kinh tế mạnh mẽ và tốc độ tăng trưởng cao, nhiều khả năng Ấn Độ sẽ vượt quá Mỹ vào năm 2050 với mức GDP dự kiến ở mức 44.128 tỷ USD.  Mỹ tụt xuống vị trí thứ ba với GDP vào khoảng 34.102 tỷ USD.

Indonesia sẽ nhanh chóng phát triển và góp tên mình vào danh sách top 4 với mức GDP quy đổi theo PPP đạt 10.502 tỷ USD.

Đan Lê (Lược dịch từ ANN News)

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng

Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Song cùng với đó, để thúc đẩy tín dụng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng phải tìm cách tiết giảm chi phí, nỗ lực giữ ổn định lãi suất cho vay.

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng
Return to top