ClockThứ Ba, 06/11/2018 15:39

Châu Âu: Siêu vi khuẩn kháng thuốc khiến 33.000 người tử vong mỗi năm

TTH.VN - Tờ Straitstimes ngày 6/11 dẫn lời các chuyên gia y tế cho hay, việc nhiễm siêu vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh khiến khoảng 33.000 người tử vong mỗi năm ở khu vực châu Âu; gánh nặng của các căn bệnh này tương đương với bệnh cúm, lao và HIV cộng lại.

Siêu vi khuẩn lao cản trở nỗ lực kiểm soát toàn cầuPhát hiện siêu vi khuẩn kháng thuốc tại nơi thi đấu OlympicMức độ kháng kháng sinh ở các bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất chạm mức caoLạm dụng kháng sinh trong nông nghiệp là mối đe dọa đối với sức khoẻ con ngườiHiểm họa từ xử lý kháng sinh bất cẩnTỷ lệ tử vong do nhiễm vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh cao hơn ung thưÔ nhiễm không khí có thể thay đổi hiệu quả của thuốc kháng sinhCảnh báo sốt rét kháng thuốc lan rộng tại châu Á

Phân tích của Trung tâm Phòng tránh và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho thấy, tác động của các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc đã tăng lên kể từ năm 2007. Ảnh: Facebook/ECDC

Theo một phân tích của Trung tâm Phòng tránh và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC), tác động của nhiễm trùng kháng thuốc kháng sinh đã gia tăng kể từ năm 2007, với sự gia tăng trong số những trường hợp nhiễm vi khuẩn có khả năng kháng lại ngay cả những loại kháng sinh mạnh nhất, bao gồm cả nhóm kháng sinh carbapenems.

"Điều này là đáng lo ngại, vì các loại kháng sinh này là lựa chọn điều trị cuối cùng có sẵn. Khi những loại thuốc này không còn hiệu quả nữa, thì cực kỳ khó, hoặc thậm chí trong nhiều trường hợp là không thể điều trị", ECDC khẳng định trong một tuyên bố.

Các chuyên gia ước tính, khoảng 70% vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng đang kháng lại ít nhất 1 loại thuốc kháng sinh, thường được sử dụng để điều trị chúng.

Điều này làm cho sự tiến hóa của "siêu vi khuẩn" có thể chống lại một hoặc nhiều loại thuốc, là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với ngành y học hiện nay.

Nghiên cứu của ECDC, được công bố trên tạp chí Bệnh truyền nhiễm Lancet, tập trung vào 5 loại nhiễm trùng do vi khuẩn kháng kháng sinh ở Liên minh châu Âu và Khu vực Kinh tế châu Âu (EU/EEA) gây ra.

Nghiên cứu phát hiện rằng, khoảng 75% gánh nặng bệnh tật siêu vi khuẩn là do nhiễm trùng trong các bệnh viện và phòng khám sức khỏe, được gọi là nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe (HAIs).

"Các chiến lược nhằm ngăn chặn và kiểm soát vi khuẩn kháng kháng sinh đòi hỏi sự phối hợp ở mức độ EU/EEA và toàn cầu", nghiên cứu nhận định.

ECDC cũng lưu ý, do sự khác biệt về số lượng các trường hợp và các loại vi khuẩn kháng kháng sinh gây nhiễm trùng ở những quốc gia khác nhau, các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát cần phải được điều chỉnh theo tình huống quốc gia.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Straitstimes & Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Châu Âu lo ngại về sự suy thoái

Châu Âu đang ngày càng gần với suy thoái khi các nền kinh tế lớn nhất gồm Đức và Pháp đang phải vật lộn với những khó khăn cả về chính trị và kinh tế trong nước.

Châu Âu lo ngại về sự suy thoái

TIN MỚI

Return to top