ClockThứ Năm, 23/03/2017 14:41

Siêu vi khuẩn lao cản trở nỗ lực kiểm soát toàn cầu

TTH.VN - Các chuyên gia y tế ngày hôm nay (23/3) cho biết, tỷ lệ đang gia tăng của siêu vi khuẩn lao sẽ phá hoại sự tiến bộ suốt nhiều thập kỷ qua, trong việc phòng chống căn bệnh truyền nhiễm này. Những loại thuốc mới đủ mạnh để chữa trị là rất ít.

Tỷ lệ điều trị bệnh lao kháng thuốc đạt trên 73%Ngân hàng Thế giới tăng nỗ lực chống bệnh lao ở Nam PhiVi khuẩn kháng thuốc: Không chỉ là vấn đề sức khỏe​Mỹ tăng tốc nghiên cứu chống siêu khuẩn kháng thuốcĐến 2050: Siêu khuẩn có thể khiến 10 triệu người tử vong mỗi năm

Một kỹ thuật viên y tế đang phân tích các mẫu máu để kiểm tra bệnh lao tại phòng thí nghiệm lao công nghệ cao ở Lima, Peru. Ảnh: Reuters

Mỗi năm, bệnh lao giết nhiều người hơn bất kỳ căn bệnh truyền nhiễm khác, bao gồm cả HIV và AIDS. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vào năm 2015, ước tính 1,8 triệu người tử vong do lao.

Các chuyên gia đã tiến hành một nghiên cứu toàn cầu cho hay, một số loại thuốc kháng sinh mới với khả năng điều trị một số chủng kháng thuốc đã trở nên khả dụng trong lần đầu tiên, nhưng nếu không chẩn đoán chính xác, cũng như giám sát tốt hơn và hướng dẫn điều trị rõ ràng thì hiệu quả của chúng có thể nhanh chóng mất đi.

Lao kháng thuốc - Vấn đề toàn cầu

Ông Keertan Dheda, giáo sư tại Đại học Cape Town, đồng tác giả của nghiên cứu nhấn mạnh: "Sự kháng thuốc đối với thuốc chống lao là một vấn đề toàn cầu, đe doạ những nỗ lực để loại trừ căn bệnh này. Tỷ lệ chữa khỏi bệnh lao kháng thuốc là rất thấp và vẫn có thể lây nhiễm".

Bệnh lao là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và thường được điều trị bằng cách kết hợp thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc kháng sinh trên toàn thế giới dẫn tới sự gia tăng các loại "siêu vi khuẩn" kháng thuốc. Vi khuẩn có thể ngày càng kháng thuốc, làm cho một số loại thuốc kháng sinh không còn hiệu quả.

Theo các nhà nghiên cứu, khoảng 1 trong 5 trường hợp mắc bệnh lao đang kháng với ít nhất một loại thuốc chống lao.

Trong khi đó, khoảng 1 trong 20 trường hợp được phân loại là lao đa kháng (MDR), có nghĩa là chúng có khả năng chống lại 2 loại thuốc lao cần thiết đầu tiên là isoniazid và rifampicin, hoặc có khả năng kháng thuốc cao, cũng kháng thuốc fluoroquinolones.

Đáng chú ý, khoảng một nửa số trường hợp MDR toàn cầu có mặt Ấn Độ, Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, người di cư và khách du lịch quốc tế đã tạo điều kiện để những dòng kháng thuốc này xuất hiện ở hầu hết mọi nơi trên thế giới.

Trong một bài bình luận về bệnh lao được đăng trên cùng một tạp chí, ông David W Dowdy, chuyên gia tại trường Y tế công cộng Johns Hopkins Bloomberg ở Mỹ cảnh báo, trong thập kỷ tiếp theo, "có thể chúng ta sẽ chứng kiến một dịch bệnh lao kháng thuốc có quy mô toàn cầu chưa từng thấy".

Tuy nhiên, ông Dowdy cũng nói thêm rằng, cộng đồng y tế toàn cầu vẫn có thể mang lại "một sự chuyển biến chưa từng thấy" về vấn đề lao kháng thuốc.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters & Journalfocus)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12: Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu

Trong bối cảnh dân số thế giới di chuyển không ngừng và nhanh chóng đến các thành phố, giải pháp để đảm bảo môi trường đô thị bền vững và an toàn cho người dân sẽ là một trong những nội dung được tập trung giải quyết tại Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12. Sự kiện đang được tổ chức từ ngày 4 - 8/11 tại Thủ đô Cairo, Ai Cập.

Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12 Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu
Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60% trong 20 năm

Tờ Bloomberg ngày hôm nay (18/10) có bài viết cho hay, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) từ các vụ cháy rừng đã tăng 60% trên toàn cầu kể từ năm 2001, trong bối cảnh ngày càng có nhiều đám cháy lớn hơn bùng phát ở những khu vực nóng lên nhanh chóng bên ngoài vùng nhiệt đới.

Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60 trong 20 năm

TIN MỚI

Return to top