ClockThứ Sáu, 07/07/2017 14:21

Chỉ số giá lương thực toàn cầu tháng 6/2017 tăng 7% so với năm ngoái

TTH.VN - Giá lương thực, thịt và các sản phẩm từ sữa tăng cao đã đẩy chỉ số giá lương thực toàn cầu tháng 6/2017 tăng 1,4% so với một tháng trước và tăng 7% so với năm ngoái.

Một nông dân đang gom lúa ở Bangladesh. Ảnh: UN

Theo Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), chỉ số giá lương thực thực phẩm tăng - một thước đo sự thay đổi của một giỏ hàng thực phẩm hàng tháng - phần lớn là do giá lúa mì tăng cao, được cho vì tình trạng xấu đi của điều kiện cây trồng ở Mỹ.

"Tháng 6 đánh dấu tháng tăng thứ 2 liên tiếp trong giá trị của chỉ số giá thực phẩm", báo cáo cập nhật của FAO mới đây nêu rõ.

Tuy nhiên, chỉ số giá dầu thực vật và đường đã giảm lần lượt 6,5 điểm (3,9%) và gần 31 điểm (13,4%). Sự sụt giảm trong chỉ số giá đường đã đánh dấu mức thấp mới trong 16 tháng qua. Theo ghi nhận, giá đường đã giảm đều kể từ tháng 2, và sự sụt giảm liên tục phản ánh lượng hàng có sẵn để xuất khẩu vẫn ở lớn, nhất là nguồn cung cấp từ Brazil.

FAO cũng cho biết, chính nhu cầu nhập khẩu suy yếu đã dẫn đến áp lực giảm giá đối với mặt hàng đường, đặc biệt khi nhà nhập khẩu hàng đầu thế giới là Trung Quốc có xu hướng chậm lại sau khi bị áp thuế cao.

Một số mặt hàng có sự biến độg cụ thể như sau: chỉ số giá ngũ cốc đã tăng lên 154,3 điểm trong tháng 6 (tăng 6,2 điểm so với tháng 5); chỉ số giá dầu thực vật đạt 162,1 điểm (giảm 6,5 điểm); chỉ số giá sữa đạt 209 điểm (tăng 15,9 điểm); và chỉ số giá đường giảm còn 197,3 điểm (giảm gần 31 điểm).

Ngoài ra, báo cáo của FAO cũng cho biết, "các kho ngũ cốc thế giới dự kiến ​​sẽ tăng lên mức cao kỷ lục mới, ước tính đạt khoảng 704 triệu tấn".

                        Tố Quyên (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gia tăng số lượng quốc gia tham gia cách tiếp cận đầu tư sáng tạo của FAO

Các phương pháp tiếp cận đổi mới sáng tạo và có mục tiêu hướng đến sự phát triển đang được chú ý hơn bao giờ hết, điều này được nhấn mạnh bởi sự tham gia ngày càng tăng vào Diễn đàn Đầu tư Hand-in-Hand năm 2024, trong khuôn khổ Diễn đàn Lương thực thế giới (WFF), đang được tổ chức từ ngày 14 - 18/10 tại thủ đô Rome, Italy.

Gia tăng số lượng quốc gia tham gia cách tiếp cận đầu tư sáng tạo của FAO
LHQ: Nạn đói thảm khốc tăng gấp đôi vào năm 2024

Được biên soạn bởi một nhóm các cơ quan của Liên hợp quốc gồm Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP)…, báo cáo toàn cầu mới cập nhật về khủng hoảng lương thực cho thấy gần 2 triệu người hiện đang phải vật lộn với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng nhất, được phân loại là mức độ 5 trên thang đánh giá IPC toàn cầu - nấc thang theo dõi nạn đói. Về số liệu tổng thể, số người đang phải gánh chịu nạn đói đã tăng gấp đôi vào năm 2024, chủ yếu là do tác động tiêu cực từ các cuộc xung đột đang diễn ra ở Gaza và Sudan.

LHQ Nạn đói thảm khốc tăng gấp đôi vào năm 2024
FAO: Rủi ro khí hậu sẽ ảnh hưởng đến lượng cá trên khắp các đại dương

Theo báo cáo mới được công bố của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), những dự báo mới nêu bật những rủi ro khí hậu tiềm ẩn đối với sinh khối cá (khối lượng của các cá thể cá sống trong một khu vực hoặc hệ sinh thái nhất định) có thể khai thác ở hầu hết các khu vực các đại dương trên thế giới, bao gồm các quốc gia có sản lượng cá hàng đầu và những quốc gia phụ thuộc nhiều vào thủy sản.

FAO Rủi ro khí hậu sẽ ảnh hưởng đến lượng cá trên khắp các đại dương
Return to top