ClockThứ Bảy, 30/03/2019 15:39

Chiến dịch Giờ Trái đất 2019 nâng cao nhận thức về sự nóng lên toàn cầu

TTH.VN - Nhiều công trình trên khắp thế giới sẽ chìm vào bóng tối trong ngày 30/3 như một lời kêu gọi mang tính biểu tượng cao rằng cần có thêm nhiều hành động để chống lại biến đổi khí hậu.

Các thành phố trên thế giới tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đấtThế giới tắt điện hưởng ứng Giờ Trái đấtTắt đèn để thắp sáng cuộc sống trên hành tinh

London sẽ tắt đèn vào lúc 8h30 tối ngày 30/3 trong chiến dịch Giờ Trái đất 2019. Hình: PA

Hàng ngàn địa danh, trường học, văn phòng và hộ gia đình trên toàn cầu sẽ cùng tắt đèn trong 60 phút tối ngày 30/3 để hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất. Hàng triệu người cũng dự kiến sẽ thể hiện cam kết của mình với hành tinh này bằng cách tắt đèn trong sự kiện do Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên toàn cầu (World Wide Fund for Nature - WWF) tổ chức để nâng cao nhận thức về sự nóng lên toàn cầu.

Giờ trái đất khuyến khích mọi người suy nghĩ về những tác động của biến đổi khí hậu đối với hành tinh của chúng ta. WWF cho biết: "Giờ Trái đất mang  tiếng nói mạnh mẽ đến với mọi người ở khắp mọi nơi muốn đưa thế giới vào con đường phục hồi. Mỗi năm, hàng triệu người trên khắp hành tinh tham gia chiến dịch tắt đèn và tổ chức các sự kiện tại nhà, trong cộng đồng sinh sống hay ở thị trấn, thành phố của họ. Điều này cho thấy rất nhiều người quan tâm đến tương lai của hành tinh chúng ta."

WWF cũng đưa ra một số giải pháp khác để tham gia chiến dịch bao gồm chuyển sang sử dụng năng lượng xanh, tái sử dụng hoặc ủ phân thừa, hay đầu tư vào sản xuất vỏ chai nước có thể tái sử dụng…

Những người tham gia cũng có thể có những cam kết riêng của cá nhân mình. Trên trang web của WWF có một danh sách các cam kết cho người tham gia lựa chọn.

Nhà hát Opera Sydney cũng sẽ tắt đèn trong sự kiện Giờ Trái Đất. Ảnh: AFP

Giờ Trái đất bắt đầu khi nào?

Chiến dịch Giờ Trái đất của WWF bắt đầu bằng một sự kiện tượng trưng ở Sydney, Úc năm 2007. Kể từ đó, chiến dịch này nhanh chóng phát triển thành phong trào quần chúng lớn nhất về môi trường trên thế giới.

Giờ Trái đất được tổ chức ở đâu?

Giờ trái đất được tổ chức trên toàn cầu. Một số địa danh lớn nhất thế giới như Nhà hát Opera Sydney, Tháp Eiffel, Cung điện Buckingham và lâu đài Edinburgh cũng sẽ tắt đèn trong sự kiện.

Trong năm 2017, khoảng 9 triệu người đã tham gia vào chiến dịch giờ Trái đất và năm 2018, kỷ lục đã được thiết lập khi có đến 188 quốc gia và khoảng 17.900 địa điểm tắt đèn vì biến đổi khí hậu.

Một báo cáo cho biết: "Hàng triệu người đã tắt đèn trong 60 phút và chiến dịch Giờ Trái đất 2018 đã chứng kiến ​​xu hướng sử dụng hashtag #EarthHour và # Connect2Earth trên Twitter ở 33 quốc gia".

Ai có thể tham gia chiến dịch Giờ Trái đất?

Bất cứ ai cũng có thể tham gia chiến dịch Giờ Trái đất bằng cách tắt đèn và các thiết bị điện trong 1 giờ đồng hồ.

Năm nay, WWF đang mời người dân sử dụng hashtag #EarthHourUK để khuyến khích mọi người tham gia.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Devdiscourse, Yonhap & UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Giữ gìn môi trường sạch đẹp

Huế đã có thương hiệu thành phố xanh, môi trường sống sạch, đẹp là điều không chỉ người dân sở tại mà du khách, những người xa quê trở về đã nhận định, thán phục. Kết quả đó, ngoài thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả "Ngày Chủ nhật xanh", còn đến từ ý thức giữ gìn thành phố xanh, sạch, đẹp của người dân.

Giữ gìn môi trường sạch đẹp
Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) ngày 9/12 cho biết nhiệt độ “cao bất thường” dự kiến ​​sẽ kéo dài sang ít nhất vài tháng đầu năm 2025, sau khi năm 2024 được báo cáo là năm ấm nhất thế giới kể từ khi có số liệu thống kê.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025
Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường

Những thay đổi nhỏ từ lối sống hằng ngày như đi chợ bằng giỏ, đựng thực phẩm trong hộp, dùng túi đựng, ống hút, ly uống nước... bằng giấy, hội viên phụ nữ TP. Huế đang góp phần giảm rác thải nhựa, túi ni lông ra môi trường. Đồng thời, lan tỏa phong trào sống xanh, góp phần chung tay vì một Huế - đô thị giảm nhựa.

Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường
Return to top