ClockThứ Sáu, 06/09/2019 15:14

Chiến tranh thương mại Mỹ -Trung ảnh hưởng tiêu cực đến Mỹ và toàn cầu

TTH.VN - Nghiên cứu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chỉ ra rằng, sự không chắc chắn trong chính sách thương mại do căng thẳng Mỹ -Trung leo thang khiến Mỹ thất thoát hàng tỷ USD và toàn cầu cũng mất đi khoảng 850 tỷ USD vào đầu năm tới.

Mỹ hướng tới tăng cường quan hệ chiến lược với Ấn ĐộEU tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên của MỹG20 chưa tìm được sự đồng thuận về giải quyết bất đồng thương mạiHội nghị thượng đỉnh G7: Mỹ muốn Nga trở lại, EU chưa nhất tríMỹ, Ấn Độ đàm phán về quan hệ kinh tế, căng thẳng với Pakistan

Sự không chắc chắn về thương mại ảnh hưởng tiêu cực đến cả Mỹ và toàn cầu. Ảnh minh họa: Metro US

Sau khi phân tích các bài báo và thu nhập của các công ty để ước lượng sự không chắc chắn của chính sách thương mại, có thể nói kết quả tiêu cực đã đạt đỉnh kể từ năm 1970 đến nay.

Sự không chắc chắn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh tế, nhất là khi các doanh nghiệp giảm đầu tư và sản xuất. Trên toàn cầu và tại riêng Mỹ, tác động của sự không chắn chắn gây nên tổn thất chiếm khoảng 1% GDP.

Theo ước tính của Reuters, với GDP của Mỹ ước tính đạt khoảng 20 nghìn tỷ USD và GDP của thế giới là 85 nghìn tỷ USD, tác động của sự không chắc chắn chiếm 1% này sẽ gây nên lực cản tiêu cực, khiến GDP của Mỹ giảm khoảng 200 tỷ USD, trong khi GDP toàn cầu giảm 850 tỷ USD.

Được biết, trước động thái của Trung Quốc và một số quốc gia khác, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi Fed cắt giảm lãi suất của Mỹ để hỗ trợ nền kinh tế và bù đắp những ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại.

Về vấn đề này, Chủ tịch Fed chi nhánh Chicago Charles Evans lập luận rằng căng thẳng thương mại gia tăng có thể khiến tăng trưởng kinh tế Mỹ giảm 1,5% mỗi năm.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá hàng hóa tăng vọt sau khi Fed cắt giảm lãi suất

Sau khi Fed quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, thị trường hàng hóa toàn cầu đã chứng kiến sự tăng giá đáng kể. Động thái này không chỉ giảm áp lực lạm phát mà còn kích thích nhu cầu về nguyên liệu thô, đẩy giá cả từ kim loại quý, năng lượng đến nông sản lên cao.

Giá hàng hóa tăng vọt sau khi Fed cắt giảm lãi suất
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Nền kinh tế Gaza có thể phải mất nhiều thập kỷ để phục hồi

Trong một báo cáo mới được công bố, Cơ quan Thương mại và Phát triển của Liên Hiệp Quốc UNCTAD cho biết, xung đột ở Dải Gaza đang gây ra mức độ tàn phá chưa từng có đối với nền kinh tế và vùng lãnh thổ này sẽ cần đến hàng chục tỷ USD và nhiều thập kỷ để có thể phục hồi.

Nền kinh tế Gaza có thể phải mất nhiều thập kỷ để phục hồi

TIN MỚI

Return to top