Trích dẫn từ nghiên cứu ngày, vào hôm thứ Hai 10/10, tờ Guardian dự báo rằng đến năm 2025 chi phí chữa trị các bệnh liên quan đến béo phì toàn cầu sẽ lên đến 1,2 nghìn tỷ đô la Mỹ. Chính vì vậy Tổ chức Sức khỏe Thế giới hiện nay đang kêu gọi tất cả các quốc gia cùng tham gia hành động vào chương trình “Bữa ăn lớn” nhằm tránh giảm những chi phí về vật chất và con người gây ra từ các bệnh liên quan đến béo phì.
Thế giới phải có các biện pháp can thiệp đối với việc gia tăng, quảng bá, và giá cả của thức ăn giàu muối, đường và calo. Hình minh họa. Ảnh: Alex Segre/Alam
Một nghiên cứu của trường Đại học Hoàng gia Luân đôn, Anh Quốc, xuất bản ở tạp chí Y học Lancet, cũng đã chỉ ra số các bé gái bị mắc bệnh béo phì đã tăng từ 5 triệu em vào năm 1975 đến 50 triệu em hiện nay; trong khi đó, số bé trai mắc bệnh béo phì tăng từ 6 triệu đến 74 triệu em.
Những con số thống kê của nghiên cứu cho thấy rằngmặc dù tỷ lệ trẻ mắc bệnh béo phì đã được giữ ổn định ở các nước phát triển, tuy nhiên vẫn ở mức cao: cứ 10 trẻ em lại có 1 trẻ bị béo phì. Ngoài ra, có sự phân hóa rõ rệt trong tình trạng béo phì giữa trẻ em thuộc gia đình giàu và nghèo tại các nước này, các chuyên gia cho biết thêm. Ví dụ theo số liệu từ Cục Sức khỏe Cộng đồng Anh năm 2016, 11,7% trẻ ở lớp 6 (11 tuổi) mắc bệnh béo phì thuộc 5% dân số giàu nhất, trong khi đó tỷ lệ này ở trong 5% dân số nghèo nhất là 26%.
Bệnh béo phì ở người lớn trong khi đó lại tăng lên ở tất cả các quốc gia. Nếu như năm 1975 toàn thế giới có 100 triệu người bị béo phì, thì đến nay con số này đã tăng lên đến con số 671 triệu người. Hơn nữa, hiện đang có khoảng 1,3 tỷ người được cho là đang thừa cân, khiến họ mắc phải nhiều vấn đề về sức khỏe và dễ dẫn đến béo phì.
Năm 2014, 34% đàn ông và phụ nữ ở Mỹ bị béo phì; con số dự báo đến năm 2025 là 41%. Tại Anh là 27% hiện nay, dự đoán sẽ tăng lên 34% vào năm 2025. Ảnh: Alamy Stock Photo
Những nước có số trẻ em và trẻ vị thành niên (trong độ tuổi 5 đến 19) bị béo phì tăng lên nhiều nhất tính từ năm 1975 đến nay là các nước thuộc vùng Đông Á, khối các nước phát triển nói tiếng Anh (như Mỹ, Anh, Canada, Úc, New Zealand), vùng Trung Đông và Bắc Phi.
Do các quốc gia kém phát triển hơn của khu vực Đông Á, Châu Mỹ Latin, và vùng Ca-ri-bê hiện nay cũng đang giàu lên nên trẻ em của họ trước đây hầu như thiếu cân thì hiện nay đã trở nên thừa cân.
“Xu hướng đáng lo ngại này là do những tác động của các chính sách phát triển và quảng bá lương thực thực phẩm trên toàn cầu với việc các loại thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng thường có giá quá cao so với mức sống của các gia đình và cộng đồng nghèo”, Giáo sư Ezzati khẳng định. “Điều này làm cho trẻ em và trẻ vị thành niên ở thế hệ hiện tại dễ mắc bệnh béo phì và mất cân bằng dinh dưỡng. Do đó, chúng ta cần có những chính sách để các gia đình và trường học, nhất là các gia đình nghèo, có thể tiếp cận được những thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng, cần có những quy định và hệ thống thuế hợp lý để bảo vệ trẻ em tránh khỏi những loại thực phẩm không lành mạnh”.
Cũng vào ngày thứ Ba vừa qua, Hiệp hội chống béo phì ở Anh đã cảnh báo rằng các công ty sản xuất đồ ăn nhanh đang rót hàng trăng triệu vào việc quảng cáo các sản phẩm nước giải khát có đường và có gas cho trẻ em. Trong số đó, 18 công ty quảng bá sản phẩm về snack, bánh kẹo và nước giải khát có đường đã chi 143 triệu Bảng Anh cho các hoạt động quảng cáo năm 2016; dẫn đầu là công ty Mondelez (12,3 triệu), tiếp theo đó là Cadbury và Coca Cola. Ngược lại, trong lúc đó Chính phủ Ạnh chỉ hỗ trợ 5,2 triệu bảng Anh cho chiến dịch quảng bá chương trình chống béo phì “Thay đổi cho cuộc sống” – Change4life.
Malcolm Clark, Điều phối viên của Chiến dịch thực phẩm cho Trẻ em, nhấn mạnh rằng các nỗ lực nhằm khuyến khích lối sống lành mạnh cho trẻ không thể thành công nếu không có các biện pháp hạn chế quảng cáo. “Không thể đánh giá thấp vai trò của quảng cáo trong việc định hướng hành vi tiêu dùng các loại thực phẩm có hại của con người, nhất là đối với trẻ em. Đây là lý do tại sao các hãng sản xuất sô-cô-la và bánh phồng tôm tiêu tốn hàng trăm triệu đô la vào quảng cáo. Chính phủ cần có những biện pháp bảo vệ trẻ em khỏi các ảnh hưởng của việc quảng cáo thực phẩm không lành mạnh và để tránh phải tiêu tốn hàng triệu đô cho việc giải quyết hậu quả.
Thế Vĩnh (lược dịch từ The Guardian)