ClockChủ Nhật, 30/12/2018 15:57

CPTTP mở ra cánh cửa kinh doanh trên khắp châu Á

TTH.VN - Thỏa thuận thương mại đa phương mới nhất của châu Á không chỉ xóa bỏ thuế quan đối với hàng hoá, mà còn xóa bỏ rào cản đối với đầu tư, dịch vụ và dữ liệu, mở ra cơ hội trong ngành bán lẻ, ngân hàng và thương mại điện tử.

Thủ tướng Anh đề cập khả năng tham gia CPTPPCPTPP sẽ chính thức có hiệu lực vào cuối năm 2018CPTPP không chỉ giới hạn trong khu vựcThái Lan muốn trở thành thành viên CPTPP trong năm 2018Hàn Quốc sẽ quyết định việc tham gia CPTPP trước tháng 6

Người mua hàng chọn mua trái cây tại một siêu thị ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP hay TPP-11) gồm 11 quốc gia chính thức có hiệu lực vào ngày hôm nay (30/12), chiếm 13% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu, đồng thời kết nối các nền kinh tế tiên tiến và mới nổi. Hiệp định này sẽ có hiệu lực tại Việt Nam từ tháng 1/2019.

Theo hãng tin Nikkei, Việt Nam, một trong những thị trường mới nổi trong số 11 quốc gia thành viên của hiệp định thương mại này, sẽ giảm bớt những hạn chế đối với việc mở cửa các cửa hàng trong lĩnh vực bán lẻ. Sự thay đổi này có khả năng sẽ tạo cơ hội cho các chuỗi cửa hàng tiện lợi và các nhà bán lẻ khác để có được chỗ đứng tại một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.

Việt Nam cũng đang nâng mức đầu tư nước ngoài ở các công ty tài chính lên 20%, từ mức 15%. Bên cạnh đó, các ngân hàng nước ngoài với sự hiện diện ở Việt Nam có thể thu hút những khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ từ quốc gia của họ đến Việt Nam làm nhà đầu tư.

"Việt Nam sẽ tăng cường tính minh bạch của môi trường đầu tư. Chúng tôi muốn khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản sử dụng những cơ hội do TPP-11 tạo ra để dẫn đến đầu tư mới hoặc mở rộng", tờ Nikkei dẫn lời một quan chức Chính phủ Việt Nam cho biết tại một hội nghị kinh doanh liên quan đến TPP-11 ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản hồi tháng 11 vừa qua.

Trong khi đó, Malaysia cũng sẽ nới lỏng lĩnh vực tài chính của quốc gia này. Các ngân hàng từ những quốc gia thành viên TPP-11 sẽ được phép mở cửa lên đến 16 chi nhánh trong cả nước, gấp đôi số lượng đối với các quốc gia không phải là thành viên của TPP-11; đồng thời được phép lắp đặt các máy ATM tại các địa điểm không có chi nhánh ngân hàng, điều mà các ngân hàng nước ngoài khác không thể làm được.

Ngoài ra, những quy tắc hải quan mới theo TPP-11 sẽ làm thông suốt dòng chảy thương mại qua biên giới. Các quốc gia thành viên sẽ cần đảm bảo rằng, hàng hóa có sẵn để giao nhận trong vòng 48 giờ đồng hồ, sau khi chúng đến sân bay.

Việc cấp visa cũng sẽ trở nên nhanh hơn. Một số quốc gia thành viên sẽ cung cấp phê duyệt visa nhanh chóng cho các thành viên gia đình đi cùng với doanh nhân.

Trong khi một số quốc gia khác tìm cách giữ dữ liệu khách hàng trong nước trên các máy chủ nằm trong biên giới của họ, TPP-11 cấm các hạn chế đó. Các công ty hoạt động trong những quốc gia của khối thương mại có thể điều hành doanh nghiệp dựa trên dữ liệu, bằng cách sử dụng máy chủ ở chính quốc gia của họ hoặc ở quốc gia thứ ba, giảm các khoản đầu tư ban đầu cần thiết để tiếp cận một thị trường mới.

Lê Thảo (Lược dịch từ Nikkei)

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh

Với lợi thế cách Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô khoảng 40km, đồng thời nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, có QL1A và đường sắt Bắc- Nam đi qua, đặc biệt có Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài và Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài nên Hương Thủy hội tụ gần như đầy đủ các yếu tố thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế, giao lưu thương mại với các vùng, miền trong nước cũng như quốc tế.

Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top