ClockChủ Nhật, 11/08/2019 18:31

Cuộc chiến chống dịch bệnh trong điều kiện nóng lên toàn cầu

TTH - Từ những thiệt hại về cơ sở hạ tầng đến mất an ninh lương thực do hạn hán, lũ lụt, rõ ràng có nhiều rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu mà thế giới cần khẩn trương chuẩn bị đối phó.

Biến đổi khí hậu đe dọa các mục tiêu phát triển bền vững của LHQTương lai việc làm chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậuLHQ: Thảm họa gia tăng đe doạ sự sống còn của nhân loại

Biến đổi khí hậu khiến nguy cơ dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng.  Ảnh: Getty Image

Và một trong những lĩnh vực mà biến đổi khí hậu có thể gây nguy cơ đáng kể nhất nhưng hầu như lại ít được thảo luận chính là sức khỏe con người.

Khi thiên tai xảy ra, số người chết vì lũ lụt, nạn đói thường chỉ mới là những thiệt hại ban đầu; trong khi đau ốm và dịch bệnh đôi khi còn gây ra những thiệt hại nghiêm trọng hơn. Khi nhiệt độ toàn cầu và mực nước biển tiếp tục tăng, tần số và cường độ thiên tai cũng sẽ tăng, kéo theo nguy cơ bùng phát các dịch bệnh chết người.

Những rủi ro đang ngày càng thể hiện rõ. Tại Mozambique, nơi cơn bão nhiệt đới Idai quét qua hồi tháng 3, đã dẫn đến sự bùng phát bệnh dịch tả, với hơn 6.700 ca nhiễm bệnh được báo cáo. Đối với các nguy cơ bệnh đặc hữu, một năm sau khi lũ lụt tàn phá Pakistan năm 2010, đã có 37 triệu trường hợp mắc bệnh sốt rét, tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp và viêm da cấp tính. Tương tự, ở Quần đảo Solomon, lũ lụt do một cơn bão nhiệt đới năm 2014 đã dẫn đến một đợt bùng phát bệnh tiêu chảy, lan sang 5 huyện vốn không bị ảnh hưởng bởi trận lụt.

 

Tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu

Theo các chuyên gia, một hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu vững mạnh là cách bảo vệ tốt nhất chống lại những thiệt hại. Tuy nhiên, vấn đề này ít được chú trọng trong các chương trình nghị sự về khí hậu. Đây là một thiếu sót nghiêm trọng, bởi vì các hệ thống y tế có xu hướng đặc biệt dễ bị tổn thương trước các cú sốc môi trường.

Theo một nghiên cứu gần đây của WHO, 84% trong số 94 quốc gia được đánh giá không sẵn sàng phát hiện và ứng phó với dịch bệnh.

Đáng lo ngại hơn, khi biến đổi khí hậu tiếp tục diễn ra, kết hợp với các xu hướng toàn cầu khác, như quá trình đô thị hóa, thì hậu quả sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.

Theo ước tính, đến năm 2050, 2/3 dân số thế giới có thể sẽ sống ở khu vực thành thị - nhiều hơn 2,5 tỷ người so với hiện nay. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng như vậy sẽ làm tăng nguy cơ mắc cả dịch bệnh và các bệnh đặc hữu. Mật độ dân số cao hơn tạo điều kiện cho bệnh truyền nhiễm, trong khi ô nhiễm gia tăng và áp lực lên hệ thống vệ sinh công cộng có thể dẫn đến bệnh hô hấp và bệnh tiêu chảy.

Không chỉ các nước nghèo mới phải lo lắng. Trong những thập kỷ tới, nhiệt độ tăng dự báo ​​sẽ đẩy nhanh sự quay trở lại của các vec-tơ gây bệnh, như muỗi Aedes aegypti, đến các vùng của châu Âu và Bắc Mỹ, và thậm chí lan sang các khu vực mới như Canada. Điều này có thể dẫn đến sự hồi sinh của bệnh sốt vàng da, vốn đã từng lan rộng ở Mỹ và một phần của Châu Âu, và bùng phát bệnh sốt xuất huyết và virus Zika.

Ngay cả khi thế giới có thể kiềm chế nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng hơn 2 độ C so với mức tiền công nghiệp, thế giới vẫn cần phải chuẩn bị cho sự gia tăng mạnh mẽ trong các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe liên quan đến khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc mở rộng và tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu là một giải pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí, để xây dựng khả năng phục hồi trước những thách thức đang chờ đợi.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Climate Reality & Science Time)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐỐI MẶT VỚI DỊCH ĐẬU MÙA KHỈ:
Cần rút bài học từ Covid-19

Khi đại dịch COVID-19 vừa kết thúc, với sự xuất hiện của một chủng virus mới, được biết đến là virus Mpox gây bệnh đậu mùa khỉ, cảnh báo về việc căn bệnh này đã và đang nghiêm trọng hơn ở châu Phi cũng như lây lan nhanh tại nhiều nước trên thế giới, sẽ giành được nhiều sự chú ý hơn.

Cần rút bài học từ Covid-19
Không để tội phạm lợi dụng cơ sở kinh doanh có điều kiện để hoạt động

Sử dụng trái phép chất ma túy, cho vay lãi nặng… là thực tế tồn tại tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện (CSKDCĐK) trên địa bàn tỉnh. Nhiều giải pháp đã được lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh, công an các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai để kịp thời hạn chế, ngăn ngừa, đẩy lùi, xử lý nghiêm với loại tội phạm này.

Không để tội phạm lợi dụng cơ sở kinh doanh có điều kiện để hoạt động

TIN MỚI

Return to top