ClockThứ Bảy, 21/01/2017 13:29

Đàm phán ở Astana: Hy vọng mới cho khủng hoảng Syria

Mục đích cuộc đàm phán hòa bình Syria sắp tới để là củng cố thỏa thuận ngừng bắn vốn mong manh tại quốc gia Trung Đông này.

Nga quyết tâm hợp tác với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề SyriaNga sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước trên cơ sở luật pháp quốc tếIran & Nga: Chỉ ngoại giao mới có thể giải quyết khủng hoảng Syria

Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran dự kiến sẽ tổ chức cuộc hòa đàm Syria tại thủ đô Astana của Kazakhstan ngày 23/1 trong một nỗ lực nhằm hỗ trợ lệnh ngừng bắn mong manh được Nga và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian tháng 12/2016. Các bên tham dự đàm phán và dư luận kỳ vọng hội nghị sẽ có thể mang đến một giải pháp lâu dài giải quyết vấn đề Syria.

Một khu phố ở Aleppo, Syria tan hoang vì xung đột dai dẳng ở đất nước này. (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Syria Bashar al-Assad cho biết cuộc hòa đàm sẽ chú trọng và dành ưu tiên đạt được một lệnh ngừng bắn nhằm bảo vệ cuộc sống của người dân và cho phép các chuyến hàng viện trợ nhân đạo đến được nhiều khu vực ở Syria. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Syria cũng tin rằng cuộc hòa đàm này sẽ cho phép các nhóm nổi dậy đạt được các thỏa thuận hòa giải với chính phủ.

Trong khi đó cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết mục đích cuộc đàm phán hòa bình Syria sắp tới là để củng cố thỏa thuận ngừng bắn vốn mong manh tại quốc gia Trung Đông này.

Ngoại trưởng Lavrov cho biết, cuộc hòa đàm cũng sẽ là cơ hội để khuyến khích các thủ lĩnh phe đối lập tại Syria tham gia vào "tiến trình chính trị" để có thể chấm dứt đổ máu; đồng thời cho rằng việc mời các đại diện của Liên Hiệp quốc (LHQ) và đại diện Chính quyền mới của Mỹ tham dự là đúng đắn. Tuy nhiên, cho đến nay phía Mỹ chưa xác nhận có tham dự hay không.

Tổng Thư ký LHQ Antonio Gutteres ngày 19/1 cho biết, LHQ sẽ tham gia đầy đủ trong cuộc đàm phán hòa bình về Syria do Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức. Phát biểu khi chủ trì một cuộc họp ở Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ, ông Gutteres nhấn mạnh, sự tham gia của LHQ trong cuộc hòa đàm Astana là nhằm bảo vệ một thỏa thuận ngừng bắn tại Syria.

“Chúng tôi khuyến khích mạnh mẽ khả năng đối thoại giữa các bên đối địch của Syria nhằm bảo vệ một thỏa thuận ngừng bắn và tạo điều kiện cho tiến trình đối thoại chính trị được thiết lập trong tương lai gần. LHQ tất nhiên sẽ tham gia đầy đủ và tích cực hỗ trợ cho bất kỳ nỗ lực nào có thể giúp các bên xung đột tại Syria xích lại gần nhau và thu hẹp bất đồng”, ông Gutteres nói.

Cùng ngày, Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Simsek kỳ vọng cuộc hòa đàm tại Astana sẽ mang đến một giải pháp lâu dài cho cuộc nội chiến dai dẳng gần 6 năm qua tại Syria. Ông Simsek đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của Nga, Iran và cả Mỹ trong việc tìm ra giải pháp hòa bình lâu dài và bền vững cho Syria.

“Có hy vọng thực sự về hội nghị tại Astana bởi Nga là một đối tác quan trọng. Ngoài ra, còn có các đối tác quan trọng khác là Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Mỹ. Những nước này đều có thể có mặt tại Astana và cố gắng tìm ra một giải pháp cho vấn đề Syria. Ít nhất có thể có một số giải pháp để làm tiền đề cho giải pháp lâu dài hơn cho vấn đề Syria”.

Trước đó, chính phủ Syria đã đạt được một loạt thỏa thuận ở cấp địa phương. Theo đó các nhóm nổi dậy rút khỏi các khu vực để đổi lấy việc chính quyền Syria chấm dứt các cuộc oanh kích hoặc bao vây. Theo Tổng thống Assad, nếu một thỏa thuận tương tự đạt được tại Astana, các tay súng phe đối lập sẽ hạ vũ khí và được chính phủ ân xá. Các nhóm nổi dậy ở Syria cũng đã thông báo sẽ tham dự cuộc hòa đàm ở Astana để thảo luận về lệnh ngừng bắn mong manh và đẩy mạnh hoạt động viện trợ nhân đạo./.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
Hàn Quốc, Chile đàm phán nâng cấp FTA song phương

Hãng tin Yonhap News Agency dẫn thông tin từ Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho biết, Hàn Quốc và Chile sẽ khởi động một vòng đàm phán mới về nâng cấp hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) nhằm ứng phó với những thay đổi trong bối cảnh thương mại toàn cầu.

Hàn Quốc, Chile đàm phán nâng cấp FTA song phương
Ấn Độ, Mỹ đàm phán tăng cường quan hệ đối tác

Các quan chức nội các hàng đầu của Ấn Độ và Mỹ vừa có cuộc hội đàm vào ngày 10/11, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hơn nữa tình hữu nghị giữa hai quốc gia để có thể đối phó với những thách thức địa chính trị, cũng như thách thức toàn cầu cấp bách.

Ấn Độ, Mỹ đàm phán tăng cường quan hệ đối tác
Return to top