ClockChủ Nhật, 04/03/2018 06:35

Dịch cúm: Mối đe dọa toàn cầu

TTH - Ông Joseph Chamie, một nhà tư vấn nhân khẩu học độc lập và là cựu Giám đốc Ban Dân số Liên hiệp quốc (UNPD) vừa công bố bài viết cảnh báo, mối đe dọa toàn cầu của một đại dịch cúm nghiêm trọng là điều không thể tránh khỏi, trong khi thế giới lại chưa có sự chuẩn bị tốt. Một loại vắc-xin cúm chung có thể là chìa khóa, nhưng cho đến lúc đó, các quốc gia cần chú trọng vào những chương trình chủng ngừa cúm.

Dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát trở lạiNhật Bản tiêu hủy 91.000 con gà vì dịch cúm gia cầmBùng phát dịch cúm gia cầm H5N8 ở Saudi ArabiaSingapore tạm thời hạn chế nhập khẩu gia cầm của Hà LanPhát hiện thêm 2 ổ dịch cúm gia cầm ở Bulgaria

Cách đây một thế kỷ, khi được coi là đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử loài người, bệnh cúm toàn cầu đã lây nhiễm đến 1/3 nhân loại, khiến ít nhất 50 triệu người tử vong và con số này thậm chí đã có thể lên tới 100 triệu người. Chỉ trong vòng 12 tháng, 1 trong số 100 người trên hành tinh đã thiệt mạng vì cúm.

Vắc-xin cúm ở một phòng khám tại thành phố Los Angeles, tiểu bang California, Mỹ. Ảnh: Reuters

Đại dịch năm 1918 ảnh hưởng đến những người trẻ khỏe mạnh ở độ tuổi từ 20-40. Số người tử vong đỉnh điểm ở tuổi 28. Ước tính, dịch cúm đã làm nhiều binh sĩ và thủy thủ Mỹ thiệt mạng hơn so với vũ khí của kẻ địch trong Thế chiến I. Một năm sau đợt bùng phát ban đầu, đại dịch toàn cầu đã cướp đi mạng sống của gấp đôi con số 10 triệu người tử vong trong Thế chiến I.

Bất chấp những thành tựu

Kể từ đại dịch cúm năm 1918, thế giới đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc trong việc kéo dài tuổi thọ của con người, với tuổi thọ trung bình của thế giới khi sinh hiện nay ở mức 72 tuổi, gấp đôi so với cách đây một thế kỷ. Kháng sinh cũng có sẵn sau Thế chiến II. Những cải tiến đáng kể được thực hiện trong vệ sinh, dinh dưỡng, nhà ở và cung cấp vắc-xin cúm trên toàn thế giới.

Mặc dù cúm và viêm phổi là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhiều quốc gia vào đầu thế kỷ XX, đến năm 2015, 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới không bao gồm cúm hay viêm phổi.

Cúm theo mùa vẫn đang gây ảnh hưởng đến hàng triệu người, và nhiều quốc gia như Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Anh báo cáo, đợt bùng phát cúm trong năm nay là điều tồi tệ nhất trong nhiều năm qua.

Vắc-xin cũng có hiệu quả hạn chế, phụ thuộc vào các chủng cúm liên tục thay đổi, đột biến và tiến hóa. Do đó, một đại dịch tương tự như một thế kỷ trước đây vẫn là mối đe dọa sức khoẻ toàn cầu nghiêm trọng.

Dân số thế giới tăng hơn gấp 4 lần lên 7,6 tỷ người và chuyển từ phần lớn từ nông thôn sang thành thị là chủ yếu, với hàng triệu người sống trong những khu vực gần nhau. Bên cạnh đó, mọi người cũng di chuyển nhiều hơn với các dịch vụ hàng không hiện đại. Ước tính có 258 triệu người sống ở nước ngoài và không dưới 1 tỷ lượt người đi qua các đường biên giới mỗi năm.

Tình hình nhân khẩu như vậy kết hợp với các dịch vụ y tế căng thẳng tại một số quốc gia và sự gần gũi của con người đối với vật nuôi, nhất là gia cầm, là những yếu tố tạo điều kiện cho sự lây lan nhanh chóng của bệnh cúm.

Các ước tính cho rằng, những đợt bùng phát dịch cúm theo mùa có thể ảnh hưởng lên đến 15% dân số, với những hậu quả kinh tế khổng lồ. Chẳng hạn như, tổn thất ước tính của một đại dịch cúm ở Mỹ sẽ hơn 100 tỷ USD.

Không tuân thủ

Thế nhưng, các khuyến cáo về sức khoẻ được tuyên truyền rộng rãi thường không được tuân thủ. Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa sự lây lan của căn bệnh là những chương trình chủng ngừa cúm toàn diện trên khắp các quốc gia. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng kêu gọi mọi người, nhất là những người nằm trong các nhóm có nguy cơ cao, như người cao tuổi cần chủng ngừa hàng năm.

Năm 2003, Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) đã thông qua một nghị quyết kêu gọi các quốc gia tăng cường chủng ngừa vắc-xin cúm cho tất cả những người có nguy cơ cao và đạt 75% trong số những người cao tuổi đến năm 2010. Tuy nhiên, số liệu cho năm 2015 về tỷ lệ chủng ngừa cúm theo mùa cho người cao tuổi cho thấy sự khác biệt rộng giữa các quốc gia.

Trong số 26 quốc gia thành viên thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), không có trường hợp nào đạt tỷ lệ chủng ngừa 75% đối với người cao tuổi, trừ Hàn Quốc ở mức 82%. Chỉ 5 quốc gia bao gồm Anh, Mỹ, New Zealand, Hà Lan và Israel đã chủng ngừa ít nhất 2/3 số người cao tuổi của dân số.

Vắc-xin cúm chung

Nghiên cứu cho thấy, một đại dịch cúm khác là mối đe dọa toàn cầu không thể tránh khỏi, và thế giới đang chuẩn bị kém, thậm chí cả các nền kinh tế tiên tiến giàu có. Các bệnh viện ở Mỹ thiếu nguồn cung cấp y tế đầy đủ cho một dịch cúm nghiêm trọng và phải chống chọi với việc cắt giảm ngân sách y tế công cộng trong 15 năm qua.

Hậu quả của một đại dịch cúm được dự báo ​​sẽ nghiêm trọng hơn đối với các quốc gia đang phát triển so với những quốc gia phát triển. Nhiều người ở các quốc gia giàu có có thể tiếp cận với vắc-xin cúm và có đủ khả năng để mua thuốc chống vi-rút, trong khi các quốc gia nghèo hơn thì không thể.

Do đó, các chuyên gia về sức khoẻ cộng đồng đã xác định được giải pháp duy nhất để tránh đại dịch cúm toàn cầu nghiêm trọng là một loại vắc-xin cúm chung, nhằm bảo vệ con người khỏi tất cả hoặc hầu hết các chủng cúm, với sự bảo vệ kéo dài nhiều năm hoặc thậm chí là cả đời. Loại vắc-xin như vậy là có khả năng trong tương lai gần, dựa trên những tiến bộ y khoa gần đây.

Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm một phương pháp có thể thay thế cho việc chủng ngừa hàng năm và bảo vệ dân số thế giới chống lại hầu hết các chủng cúm, một nhiệm vụ hết sức nặng nề chống lại loại vi-rút liên tục tiến hoá. Mặc dù có những thách thức to lớn, một vắc-xin cúm chung là cách duy nhất để con người tránh khỏi đại dịch cúm toàn cầu.

LÊ THẢO

(tổng hợp và lược dịch từ cna, yale-global & reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Khí thải nitơ oxit gia tăng, đe dọa tầng ôzôn và sức khỏe con người

Theo một đánh giá toàn cầu mới của Liên hợp quốc, nitơ oxit (N₂O) - một loại khí nhà kính mạnh, đang đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu và làm hỏng tầng ôzôn, đe dọa mục tiêu kiềm chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C và gây ra mối nguy hại nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

Khí thải nitơ oxit gia tăng, đe dọa tầng ôzôn và sức khỏe con người
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

TIN MỚI

Return to top