ClockThứ Tư, 10/04/2019 09:29

EU sẽ đồng ý hoãn Brexit đến cuối 2019 hoặc tháng 3/2020

Liên minh châu Âu (EU) sẽ cho phép Thủ tướng Anh Theresa May hoãn Brexit lần thứ hai nhưng có thời hạn dài hơn trong khi Pháp đang thúc đẩy các điều kiện để giới hạn khả năng làm suy yếu khối của Anh.

Trì hoãn Brexit có thể là biện pháp tốt cho Anh và EUEU chuẩn bị cho khả năng Brexit bị trì hoãnPháp thận trọng về khả năng Anh trì hoãn thời điểm rời EUBrexit có thể bị trì hoãn và những hệ lụy với nước Anh

Thủ tướng Anh Theresa May (thứ hai từ trái) đến Paris thảo luận về Brexit với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - Ảnh: REUTERS

Hãng tin Reuters ngày 9/4 cho biết thời gian trì hoãn lần này có thể kéo dài đến cuối năm 2019 hoặc đến tháng 3/2020. Trong đó Anh có thể rời khối đồng chung euro sớm hơn nếu các nghị sĩ nước này tìm được sự đồng thuận cao về một thỏa thuận "ly hôn" với EU.

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Brexit kéo dài 3 năm qua đã làm suy yếu quyền lực nước Anh, bà May ngày 9/4 đã bay đến Berlin và Paris để yêu cầu Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho phép nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới hoãn thời hạn "ly hôn" xa hơn ngày 12/4.

Lẽ ra ngày 29/3 là ngày Anh sẽ rời khỏi liên minh châu Âu nhưng nước này đã xin dời thời hạn lại đến ngày 12/4.

Hãng tin Reuters cho biết hiện không rõ bà Merkel và ông Macron đã đồng ý những gì với bà May nhưng một kết luận dự kiến được soạn trước cho hội nghị khẩn cấp EU ngày 10/4 thông tin rằng Anh sẽ được phép trì hoãn Brexit thêm lần nữa với một số điều kiện nhất định.

Bà May đã yêu cầu EU cho phép dời Brexit đến 30/6 nhưng dự thảo trên để trống ngày quyết định này để chờ ý kiến cuối cùng của 27 lãnh đạo từ các quốc gia khác trong khối tại Brussels tối 10/4.

"Mọi người đã mệt mỏi và chán ngấy (với sự thiếu quyết đoán của Anh) nhưng chúng tôi phải làm gì? Chúng tôi sẽ không phải là những người đẩy Anh ra khỏi bờ vực" - một nhà ngoại giao EU bày tỏ.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông sản Việt trước yêu cầu của thị trường EU

Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với các mặt hàng cà-phê, gỗ và cao su của Việt Nam với kim ngạch hằng năm đạt gần 3 tỷ USD. Đây cũng là các mặt hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Quy định chống phá rừng (EUDR) sắp có hiệu lực thi hành. Quy định này sẽ tác động lớn đến chuỗi cung ứng hàng hóa, đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị tốt.

Nông sản Việt trước yêu cầu của thị trường EU
Return to top