ClockThứ Tư, 03/04/2019 20:29

Tăng trưởng kinh tế châu Á giảm xuống mức thấp nhất trong 18 năm

TTH - Tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế đang phát triển của châu Á sẽ giảm xuống tốc độ chậm nhất trong gần 2 thập kỷ vào năm 2019, khi những cơn gió ngược từ căng thẳng thương mại tiếp tục đè nặng lên khu vực.

Châu Á thống trị nền kinh tế thế giới vào năm 2050ASEAN và những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng

Các nền kinh tế đang phát triển của châu Á được dự báo sẽ tăng trưởng 5,7% trong năm nay. Ảnh: Reuters

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 3/4 dự báo, các nền kinh tế đang phát triển của khu vực sẽ tăng trưởng 5,7% trong năm nay, mức chậm nhất kể từ mức tăng trưởng 4,9% được ghi nhận vào năm 2001. Bên cạnh đó, tăng trưởng được dự báo sẽ tiếp tục giảm tốc trong năm 2020, ở mức 5,6%.

"Sự không chắc chắn gia tăng bởi các cuộc đàm phán và bất đồng kéo dài có thể hạn chế đầu tư và tăng trưởng trong khu vực", báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á năm 2019 của ADB lưu ý. Được biết, khu vực châu Á đang phát triển bao gồm 45 trong tổng số 67 thành viên của ADB.

Theo báo cáo nói trên, Ấn Độ, nền kinh tế đang phát triển lớn thứ 2 khu vực châu Á dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 7,2% trong năm 2019 và 7,3% trong năm 2020, từ mức 7% hồi năm ngoái, do việc cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Trung ương Ấn Độ và sự hỗ trợ thu nhập cho nông dân tăng cường tiêu dùng trong nước.

Đối với Đông Nam Á, ADB dự báo ​​khu vực này sẽ tăng trưởng 4,9% trong năm nay, chậm hơn so với mức 5,1% được dự báo hồi tháng 12 năm ngoái; và sẽ tăng trưởng 5% trong năm 2020. ADB cũng dự báo, nền kinh tế Việt Nam sẽ chứng kiến mức tăng trưởng 6,8% trong năm 2019 và 6,7% trong năm 2020.

Báo cáo cho biết thêm, sức mạnh trong tiêu dùng nội địa sẽ giúp nâng cao triển vọng tăng trưởng của khu vực. Tiêu dùng mạnh, lạm phát ổn định và nguồn kiều hối mạnh mẽ sẽ thúc đẩy tăng trưởng của các nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Nikkei & ADB)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu
Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Return to top