ClockThứ Năm, 13/09/2018 14:51

Giáo dục trong kỷ nguyên tự động hóa

TTH.VN - Trong bối cảnh công nghệ kỹ thuật số và tự động hóa tiên tiến, những lo ngại về tương lai của người lao động tăng lên. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng không phải là tiêu cực, khi chìa khoá chính là giáo dục.

Indonesia dẫn đầu châu Á-Thái Bình Dương về áp dụng trí tuệ nhân tạo10.000 công dân Singapore được học trí tuệ nhân tạo miễn phíThế giới cần 1 hiệp ước toàn cầu về chính phủ trí tuệ nhân tạo?Nhật Bản: AI và đào tạo nghề là chìa khoá để nâng cao năng suấtTự động hóa và cái nhìn tích cực ở thị trường châu ÁTự động hóa sản xuất ở Đông Âu: lợi ích và thách thứcTrí tuệ nhân tạo: Vừa mừng vừa lo

Robot lắp ráp ô tô tại nhà máy Kia ở thành phố Asan, Hàn Quốc. Ảnh: AFP

Hiện tại, robot đang tiếp nhận số lượng ngày càng tăng các nhiệm vụ thường ngày và lặp đi lặp lại. Ở Hàn Quốc, nơi có mật độ robot công nghiệp cao nhất thế giới, với 631 robot trên 10.000 lao động, việc làm ngành sản xuất đang giảm và tỷ lệ thất nghiệp thanh niên cao. Tại Mỹ, việc sử dụng robot cũng tăng lên, làm tổn thương việc làm và tiền lương, theo một nghiên cứu năm 2017.

Thế nhưng, khi tiến bộ công nghệ chắc chắn sẽ lấy đi công ăn việc làm, nó cũng tạo ra việc làm. Có thể thấy, việc phát minh ra xe chạy bằng động cơ phần lớn đã xóa sổ các công việc xây dựng hoặc vận hành các xe ngựa kéo, nhưng lại tạo ra thêm hàng triệu việc làm không chỉ trong các nhà máy ô tô, mà còn trong các lĩnh vực liên quan, như xây dựng đường bộ. Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra, hiệu ứng ròng của tự động hóa về việc làm là tích cực.

Thách thức ngày nay nằm ở thực tế là, việc sản xuất và sử dụng các công nghệ ngày càng cải tiến đòi hỏi những kỹ năng mới, thường ở cấp cao hơn. Do đó, các quốc gia cần đảm bảo tất cả người dân có thể tiếp cận các chương trình giáo dục và đào tạo chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Kết quả của cuộc đua giữa công nghệ và giáo dục sẽ quyết định liệu các cơ hội do những đổi mới lớn đem lại có được nắm bắt hay không, và liệu lợi ích của tiến bộ có được chia sẻ rộng rãi hay không.

Ở nhiều quốc gia, công nghệ đã và đang dẫn đầu. Đáng chú ý, sự gia tăng bất bình đẳng về thu nhập gần đây ở Trung Quốc và các nền kinh tế Đông Á khác, phản ánh khoảng cách mở rộng giữa những người có thể áp dụng các công nghệ tiên tiến và những người không thể.

Trong một báo cáo của Đơn vị Tình báo Kinh tế (EIU), 66% các giám đốc điều hành được khảo sát nhận định, họ không hài lòng với trình độ kỹ năng của các nhân viên trẻ, và 52% cho biết khoảng cách kỹ năng là một trở ngại đối với hoạt động của công ty. Trong khi đó, theo một cuộc khảo sát của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), 21% người lao động cảm giác được giáo dục “thừa” so với công việc của họ.

Điều này cho thấy, giáo dục chính quy đang đào tạo cho người lao động những kiến thức và kỹ năng chưa phù hợp, và cải cách sâu sắc là điều cần thiết để tạo điều kiện cho sự phát triển kiến ​​thức kỹ thuật số và kỹ năng kỹ thuật… Điều này bao gồm nhóm kỹ năng “4C của việc học tập trong thế kỷ 21”, đó là: tư duy phản biện (critical thinking), sáng tạo (creativity), cộng tác (collaboration) và giao tiếp (communication). Đây là những kỹ năng mà con người sở hữu như một lợi thế đáng kể so với các máy trí tuệ nhân tạo.

Quá trình này phải bắt đầu từ quá trình giáo dục tiểu học, bởi chỉ với một nền tảng vững chắc, con người mới có thể tận dụng tối đa giáo dục và đào tạo sau này. Trong nền kinh tế của tương lai, việc đào tạo này sẽ không bao giờ thực sự kết thúc. Ở tất cả các cấp giáo dục, chương trình giảng dạy phải được thực hiện linh hoạt hơn và đáp ứng với các công nghệ và nhu cầu thị trường thay đổi.

Một rào cản tiềm tàng đối với cách tiếp cận này là sự thiếu hụt những giáo viên được đào tạo tốt. Ví dụ, ở các quốc gia châu Phi cận Sahara, trung bình có khoảng 44 học sinh cho mỗi giáo viên trung học có trình độ; đối với các trường tiểu học, tỷ lệ này thậm chí còn kém hơn, ở mức 58 học sinh trên 1 giáo viên. Việc xây dựng một lực lượng giảng dạy chất lượng sẽ đòi hỏi cả sự thúc đẩy về tiền tệ và phi tiền tệ đối với giáo viên và đầu tư lớn hơn vào sự phát triển chuyên môn của họ.

Điều này bao gồm việc đảm bảo các giáo viên có những công cụ mà họ cần để tận dụng tối đa công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Theo báo cáo của EIU, chỉ có 28% học sinh trung học được khảo sát cho hay, trường học của chúng tích cực sử dụng ICT trong các giờ học.

ICT cũng có thể giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt giáo viên có trình độ và các tài nguyên giáo dục khác, bằng cách cung cấp việc tiếp cận từ xa, thông qua các nền tảng học tập trực tuyến. Ví dụ, OpenCourseWare của Viện Công nghệ Massachusetts cho phép sinh viên toàn cầu tiếp cận những giáo viên tốt nhất trên thế giới.

Điều này chỉ ra giá trị rộng hơn của hợp tác quốc tế. Những thách thức về giáo dục từ các công nghệ tiên tiến ảnh hưởng đến mọi người, vì vậy các quốc gia nên làm việc cùng nhau để giải quyết chúng, bao gồm trao đổi sinh viên và giáo viên, cũng như xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng ICT.

Mọi nỗ lực để tăng cường giáo dục nên nhấn mạnh khả năng tiếp cận, để những người bắt đầu với nền tảng giáo dục yếu hơn hoặc trình độ kỹ năng thấp hơn có thể cạnh tranh trong thị trường lao động thay đổi. Các mạng lưới an toàn xã hội được thiết kế tốt và toàn diện bao gồm, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế công cộng..., cũng sẽ cần thiết để bảo vệ những người lao động dễ bị tổn thương trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng.

Với hệ thống giáo dục cải tiến, chúng ta có thể đảm bảo tiến bộ công nghệ làm cho cuộc sống của tất cả chúng ta thêm hy vọng, trọn vẹn và thịnh vượng.

Lê Thảo (Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở mầm non ngoài công lập

Thành phố Huế hiện có khá nhiều trường mầm non ngoài công lập và cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) độc lập. Để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở các cơ sở GDMN ngoài công lập, UBND TP. Huế triển khai nhiều giải pháp góp phần đáp ứng nhu cầu của phụ huynh học sinh cũng như thực hiện mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

Nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở mầm non ngoài công lập

TIN MỚI

Mô tơ cổng lùa tự động giá rẻ
Return to top