ClockThứ Ba, 29/01/2019 19:18

Hạn chế béo phì, ASEAN thắt chặt kiểm soát đồ uống có đường

TTH - Mối liên hệ giữa mức tiêu thụ đường cao và các vấn đề sức khỏe đã dẫn đến những phản ứng về mặt pháp luật ở một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó, một trong các mục tiêu hướng tới là đồ uống có đường, thông qua việc áp thuế đặc biệt đối với các loại đồ uống này.

Béo phì gây ra gần 1/20 số ca ung thư trên toàn cầuBéo phì ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và mục tiêu phát triển bền vữngSố lượng trẻ em ở Đông Nam Á mắc béo phì ngày càng tăngBáo động tình trạng gia tăng tỷ lệ béo phì ở trẻ em châu Á-Thái Bình Dương

Một người đàn ông đứng trước gian hàng nước ngọt ở siêu thị. Ảnh: Reuters

Tại Singapore, đây là một trong những đề xuất đang được các nhà lập pháp xem xét như một ý tưởng để cắt giảm việc tiêu thụ đường. Nước này đang cân nhắc một số biện pháp, bao gồm lệnh cấm hoàn toàn đối với đồ uống có lượng đường cao, hoặc tăng thuế đối với các loại thức uống này và hạn chế quảng cáo của chúng, thậm chí dán nhãn cảnh báo trên hộp đựng - tương tự như các cảnh báo sức khỏe trên bao thuốc lá.

Bộ Y tế Singapore cho biết, hơn 1/2 lượng tiêu thụ đường của nước này xuất phát từ đồ uống - do đó, nó trở thành mục tiêu hàng đầu trong các nỗ lực của chính phủ nhằm làm chậm hoặc ngăn chặn xu hướng béo phì và tiểu đường đang gia tăng.

Ở nước láng giềng Malaysia, vấn đề cân nặng thậm chí còn tồi tệ hơn. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet, Malaysia đã trở thành một trong những quốc gia béo phì nhất châu Á, với gần ½ dân số béo phì hoặc thừa cân. Đáng báo động hơn, tình trạng thừa cân ở trẻ em và thanh thiếu niên đang gia tăng, ông Ying-Ru Jacqueline Lo, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Malaysia tuyên bố.

Trước thực trạng đó, tháng 11 năm ngoái, noi gương của các quốc gia khác trong khu vực, Kuala Lumpur tuyên bố sẽ áp thuế đối với đồ uống có đường, điều luật này sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 4 tới. Mặc dù một số người cho rằng nó có thể không đủ để chống lại các vấn đề mà quốc gia này đang phải đối mặt, nhưng động thái này rất được các quan chức y tế hoan nghênh.

Malaysia cũng đặt mục tiêu kiểm soát béo phì như một phần của kế hoạch quốc gia, nhằm giải quyết sự gia tăng mạnh mẽ các bệnh không lây nhiễm, thúc đẩy lối sống lành mạnh hơn, cũng như khuyến khích các cộng đồng địa phương cung cấp nhiều cơ hội hơn cho hoạt động thể chất.

Trong khi đó, khoảng 1 năm trước, Philippines trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á đánh thuế đồ uống có đường và doanh số của hạng mục này theo đó đã giảm mạnh trong quý đầu tiên sau khi thuế có hiệu lực. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, với việc tiêu thụ đường giảm nhờ mức thuế đó, Philippines sẽ tránh được khoảng 24.000 ca tử vong sớm trong 20 năm tới.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ FT)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm soát bệnh sởi, khuyến khích tiêm vắc-xin dự phòng

Trên địa bàn tỉnh ghi nhận hơn 20 ca sốt phát ban nghi sởi và 10 ca mắc bệnh sởi xác định. Điều kiện thời tiết hiện nay là môi trường thuận lợi cho nhiều dịch bệnh phát triển; dự báo các ca bệnh sẽ tăng trong những ngày tới.

Kiểm soát bệnh sởi, khuyến khích tiêm vắc-xin dự phòng
Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Chivas 12 chính hãng giá tốt
Return to top