ClockThứ Hai, 18/06/2018 14:52

Hòa bình trên bán đảo Triều Tiên đang nằm trong tầm tay

Với các nỗ lực ngoại giao không ngừng nghỉ, một Bán đảo Triều Tiên hòa bình và phi hạt nhân hóa được cho là đang trong tầm với của các bên.

15 triệu USD Singapore chi cho thượng đỉnh Trump - Kim là đáng giáHội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều: “Thế giới sẽ chứng kiến sự thay đổi lớn”Nhìn lại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều qua ảnhThượng đỉnh Mỹ-Triều nhìn từ châu ÂuHy vọng hoà bình từ cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều

Hy vọng hòa bình lại được thắp sáng trên Bán đảo Triều Tiên khi tiếp nối thành công của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều vừa qua là nỗ lực ngoại giao không ngừng nghỉ của các bên để xúc tiến các cuộc đàm phán và đối thoại đầy thiện chí, nhằm thu hẹp những bất đồng, hướng tới kỷ nguyên mới của sự hòa hợp và đoàn kết.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên bắt tay Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: VOA.
Được xem là một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho thấy thiện chí chân thành hướng tới các cuộc đối thoại về vấn đề Triều Tiên đó là việc cả Mỹ và Hàn Quốc đều đang để ngỏ khả năng hoãn các cuộc tập trận chung quy mô lớn. Việc Mỹ chấp nhận hoãn tập trận với Hàn Quốc rõ ràng là một hành động xuống nước một cách bất ngờ của Washington với Bình Nhưỡng, mở ra cơ hội tháo gỡ những căng thẳng luôn thường trực trên bán đảo Triều Tiên.

Ngoài ra, các nỗ lực ngoại giao của các bên nhằm mang lại hòa bình cho Bán đảo Triều Tiên cũng lại được tiếp thêm động lực sau khi Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều và Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ- Triều vừa qua đều gặt hái kết quả thành công ngoài mong đợi.

Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Lim Sung-nam hôm 17/6 có chuyến thăm và làm việc tới Mỹ, tập trung vào các cuộc thảo luận xoay quanh nỗ lực thực hiện thỏa thuận về phi hạt nhân hóa với Triều Tiên. Nhà ngoại giao này cũng có kế hoạch tham dự Diễn đàn Chiến lược Mỹ- Hàn, một diễn đàn thường niên do Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) và Quỹ Hàn Quốc (KF) đồng tổ chức, quy tụ nhiều quan chức chính phủ cùng giới chuyên gia hai nước.

Trong khi đó, một hội thảo chuyên đề với chủ đề “Thúc đẩy mở cánh cửa hòa bình, không chỉ phi hạt nhân hóa và nỗ lực vì sự thịnh vượng chung” dưới sự chủ trì của Bộ Thống nhất Hàn Quốc cũng sẽ được tổ chức tại khách sạn Lotte ở thủ đô Seoul vào cuối tháng 6 tới, với hy vọng đặt nền tảng cho mục tiêu vì hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.

Bên cạnh các cuộc đàm phán tích cực nhằm giải quyết những cách biệt còn tồn tại, không thể phủ nhận vai trò của ngoại giao thể thao vì hòa bình và ổn định. Dù vẫn được cho là khó có thể dẫn tới một giải pháp chính trị lâu dài cho vấn đề hạt nhân Triều Tiên, nhưng dẫu sao ngoại giao thể thao vẫn giúp truyền tải thiện chí hòa giải, giúp mở rộng cánh cửa đối thoại giữa các bên.

Tiếp nối tinh thần Thế vận hội mùa đông Pyeongchang 2018- sự kiện thể thao được kỳ vọng phát đi thông điệp hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, một phái đoàn Hàn Quốc hôm 18/6 đã khởi hành tới làng đình chiến Bàn Môn Điếm (Panmunjom) để đàm phán với phía Triều Tiên về giao lưu thể thao.

Nhấn mạnh thể thao có thể là một nền tảng quan trọng tạo đà mở rộng giao lưu liên Triều và xây dựng hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, Tổng Thư ký Ủy ban Olympic và Thể thao Hàn Quốc Jeon Choong-ryul hôm 18/6 khẳng định, các chủ đề của cuộc họp ngày hôm nay là sự tham gia chung trong Thế vận hội thể thao Châu Á dự kiến diễn ra vào tháng 8 và cách thức hợp tác bao gồm các cuộc giao lưu giữa Hàn Quốc và Triều Tiên trong các hoạt động thể thao khác nhau cũng như huấn luyện chung. Như chúng ta đã thấy tại Thế vận hội Pyeongchang, tất cả chúng ta đều biết thể thao đã mở cánh cửa hòa giải giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.

Giới chức Hàn Quốc cũng vừa tiết lộ, Triều Tiên và Hàn Quốc cũng đang tích cực chuẩn bị tổ chức hàng loạt cuộc đối thoại về hợp tác trong lĩnh vực lâm nghiệp, đoàn tụ các gia đình bị li tán và kết nối giao thông trong những tuần tới.

Một Bán đảo Triều Tiên hòa bình và phi hạt nhân hóa được cho là đang trong tầm với của các bên. Hiện xuất hiện liên tiếp những tia hy vọng mới cho Bán đảo vốn luôn trong tình trạng “nóng” này, nhưng tình hình sẽ tiến triển đến đâu thì vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí và hành động cụ thể của mỗi bên. Hiện cộng đồng quốc tế cũng đang rất trông đợi các nỗ lực ngoại giao không mệt mỏi thời gian qua sẽ có đem đến kết quả ngoài mong đợi.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Xây dựng biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

Chiều 28/11, tại tỉnh Xê Kông, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Xê Kông, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào tổ chức Hội đàm lần thứ XVIII năm 2024 với Đoàn đại biểu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) 3 tỉnh: Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xây dựng biên giới hòa bình, ổn định và phát triển
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

TIN MỚI

Return to top