ClockThứ Tư, 28/08/2019 14:27

Hoa Kỳ sẽ xuất khẩu thêm dầu dù thị trường dầu mỏ đang thừa cung

TTH.VN - Mặc dầu thị trường dầu mỏ của thế giới đang phải vật lộn với nguồn cung quá nhiều, Hoa Kỳ vẫn sắp sửa tăng cường xuất khẩu mặt hàng này với số lượng dự kiến tăng hơn 1 triệu thùng/năm.

Sudan chấm rứt nội chiến, một thành tựu lịch sử vĩ đạiEU mở rộng hợp tác, hỗ trợ ASEANNhật Bản bắt đầu chạy thử nghiệm sản xuất điện từ dòng hải lưuDịch tả lợn châu Phi bùng phát quy mô lớn ở BulgariaEIA hạ dự báo nhu cầu dầu thế giới trong năm 2019

Một công nhân đang kiểm tra một máy khoan dầu ở New Town, bang North Dakota. Ảnh: CNBC

Trong một thập kỷ qua, Hoa Kỳ đã tăng hơn gấp đôi sản lượng dầu lên 12,3 triệu thùng/ngày và trở thành nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới. Tuy vậy, cơ sở hạ tầng cần thiết để vận chuyển dầu thô ra khỏi các mỏ dầu ở Texas và cung ứng ra thị trường thế giới của quốc gia này vẫn còn thiếu đáng kể.

Để giải quyết vấn đề này, công ty Plains All American Pipeline vừa mới đưa vào khai thác đường ống dẫn dầu Cactus II - một đường ống có thể vận chuyển đến 670.000 thùng/ngày, kết nối khu vực Permian Basin với Corpus Christi - bang Texas và từ đó đi ra thế giới. Đường ống đó, và một đường ống khác có tên là Epic, chỉ là một sự khởi đầu, và nhiều đường ống hơn sẽ được lắp đặt trong thời gian tới.

Theo hãng Citigroup, các đường ống mới có thể giúp tăng xuất khẩu dầu của Hoa Kỳ từ mức 3 triệu thùng hiện tại thêm 1 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay và thêm một triệu thùng nữa vào năm tới. “Hoa Kỳ sẽ tăng lên 4 triệu thùng/ngày trong vòng 6 hoặc 8 tháng tới”, ông Edward Morse – Trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa toàn cầu của Citigroup cho biết. “Nếu Hoa Kỳ đạt tới 6 triệu thùng/ngày trong ba năm, thì nó sẽ trở thành một chuẩn mực xuất khẩu mới của thế giới”.

Việc gia tăng công suất đường ống sẽ giúp giải phóng nút thắt cổ chai trong hoạt động vận chuyển dầu ở Permian Basin, mà theo Citigroup dự báo rằng điều này có thể giúp tăng gấp đôi sản lượng lên khoảng 8 triệu thùng/ngày vào năm 2023.

Cơ sở vật chất ngành dầu mỏ đang được mở rộng dọc theo vùng duyên hải vịnh Mexico, ở bang Texas và bang Louisiana. “Từ trước đến nay, vấn đề nằm ở chỗ làm sao đưa dầu từ Permian xuống vùng duyên hải vịnh Mexico. Bây giờ, vấn đề là vận chuyển dầu từ vùng vịnh duyên hải Mexico ra thị trường thế giới”, ông Francisco Blanch - người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa và phái sinh của ngân hàng Bank of America nhận định. “Năng lực vận chuyển lượng dầu đó sẽ được cải thiện trong vòng 18 tháng tới”.

Anh Tuấn (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các nền kinh tế đang phát triển: Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ USD

Dữ liệu mới vừa được Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) công bố cho thấy, xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số toàn cầu năm 2023 đã đạt tổng cộng 4.500 tỷ USD, trong đó, các nền kinh tế đang phát triển đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 1.000 tỷ USD về xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số.

Các nền kinh tế đang phát triển Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1 000 tỷ USD
Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

TIN MỚI

Return to top