ClockThứ Sáu, 19/01/2018 21:24

Hội nghị APPF-26: Xây dựng tầm nhìn mới cho sự phát triển tương lai

TTH - Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF-26) diễn ra từ ngày 18-21/1 tại thủ đô Hà Nội, với chủ đề “Quan hệ đối tác nghị viện vì hòa bình, sáng tạo, tăng trưởng bền vững”.

APPF-26: Thúc đẩy hợp tác nghị viện khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

 Toàn cảnh phiên họp toàn thể đầu tiên của Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF-26) ngày 19/1. Ảnh: APPF26

Theo tờ Xinhuanet, đây là dịp để các quốc gia thành viên thảo luận về việc xây dựng tầm nhìn mới của APPF cho tương lai sau 25 năm phát triển; đồng thời khẳng định cam kết của nghị viện các quốc gia thành viên trong hợp tác kinh tế, văn hóa và phát triển khu vực vì hòa bình, an ninh, thịnh vượng, phát triển bền vững và bao trùm.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch APPF-26 cho biết: “Tại Hội nghị thường niên APPF 26 lần này, ngoài việc cùng nhau trao đổi về các vấn đề an ninh chính trị, kinh tế thương mại, hợp tác phát triển, văn hóa xã hội, môi trường... Một trong những mục tiêu phấn đấu chính của Hội nghị là xây dựng một Tầm nhìn mới trong giai đoạn tiếp theo sau 25 năm hình thành và phát triển của APPF, bám sát chủ đề của Hội nghị APPF-26 lần này là “Quan hệ đối tác nghị viện vì hòa bình, sáng tạo, tăng trưởng bền vững”. Tầm nhìn đó cần phải được dựa trên mối quan hệ đối tác nghị viện bền chặt hơn, hiệu quả hơn, khẳng định những cam kết hành động mới để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa cơ chế hợp tác trong APPF, giữa APPF với các thể chế khu vực khác vì mục tiêu hòa bình, ổn định và phát triển bền vững, bao trùm”.

Cũng trong buổi lễ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang kêu gọi tất cả 27 thành viên APPF giải quyết các thách thức trong khu vực một cách hiệu quả, bao gồm chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng, liên kết kinh tế ở một số khu vực bị chậm lại, lợi ích của tăng trưởng và toàn cầu hóa chưa lan tỏa đồng đều, nguy cơ chiến tranh, xung đột, nghèo đói và biến đổi khí hậu.

Chủ tịch nước cũng tin tưởng rằng, APPF sẽ nỗ lực cùng Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và các cơ chế khu vực khác tăng cường hợp tác tạo động lực mới cho tăng trưởng và liên kết khu vực, để tương lai của thế giới trong thế kỷ 21 thực sự được khởi nguồn từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương. 

APPF-26 có 4 phiên họp toàn thể thảo luận về các vấn đề chính trị-an ninh, kinh tế-thương mại, hợp tác khu vực ở châu Á-Thái Bình Dương và tương lai của APPF. Ngày 19/1, đông đảo của các đại biểu đến từ các nghị viện thành viên bước vào phiên họp toàn thể đầu tiên về các vấn đề chính trị-an ninh và kinh tế-thương mại.

Hãng thông tấn Mapnews của Morocco nhận định, APPF mang lại cơ hội cho các nghị sĩ khu vực châu Á-Thái Bình Dương để xác định và thảo luận những vấn đề quan tâm và lợi ích chung, đồng thời nêu bật các vấn đề này trong bối cảnh toàn cầu, cũng như khuyến khích và thúc đẩy hợp tác khu vực ở tất cả các cấp.

Được thành lập tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản vào năm 1993, APPF hiện có 27 thành viên, bao gồm Australia, Campuchia, Canada, Trung Quốc, Chile, Colombia, Costa Rica, Ecuador, Fiji, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Quần đảo Marshall, Mexico, Micronesia, Mông Cổ, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philippines, Hàn Quốc, Nga, Singapore, Thái Lan, Hoa Kỳ và Việt Nam.

LÊ THẢO

(Tổng hợp và lược dịch từ Xinhuanet, Mapnews & APPF26)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Vững chắc yêu thương

Lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) cùng chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan, tổ chức trong tỉnh, các mạnh thường quân trên các mọi miền đất nước xây dựng vững chắc yêu thương trong lòng người dân biên giới.

Vững chắc yêu thương
Diện mạo mới đô thị Huế

Đô thị Huế đang đổi thay trên một diện mạo mới - diện mạo của đô thị trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương.

Diện mạo mới đô thị Huế
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Return to top