ClockThứ Hai, 20/05/2019 06:54

Hợp tác ASEAN-Trung Quốc có thể thúc đẩy ngành du lịch khu vực

TTH.VN - Chiến dịch chung nhằm thúc đẩy hợp tác du lịch giữa Lào và Trung Quốc trong năm nay có thể châm ngòi cho một chiến lược du lịch khu vực mới, trong đó Trung Quốc được xem là một thị trường nhiều tiềm năng khi có thể mang thêm nhiều du khách đến với ASEAN.

Kết nối tốt làm tăng lưu lượng du lịch và liên kết thương mại cho ASEANKhách du lịch Trung Quốc đến Đông Nam Á tăng mạnh trong những năm gần đây

Khách du lịch Trung Quốc ở Thái Lan. Ảnh: The Nation

Chính phủ Lào đang hy vọng rằng chiến dịch “Thăm Lào-Trung Quốc 2019” diễn ra trong suốt năm 2019 này sẽ làm tăng số lượng du khách Trung Quốc đến Lào từ 800.000 người trong năm 2018 lên hơn 1 triệu người trong năm nay. Phía Trung Quốc cũng đặt rất nhiều kỳ vọng vào chiến dịch với lòng tin rằng nỗ lực hợp tác này sẽ không chỉ tăng cường trao đổi khách du lịch mà còn tăng cường quan hệ và hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và Lào khi nước này được xem là cửa ngõ vào ASEAN của Trung Quốc.

Mặc dù còn quá sớm để đánh giá sự thành công của mối quan hệ đối tác chiến thuật này giữa Lào và Trung Quốc, nhưng nó mang đến một ví dụ độc đáo mà các quốc gia ASEAN khác có thể học hỏi. Nếu làm theo, hình thức quảng bá du lịch chung này có thể giúp hồi sinh ngành du lịch khu vực, nơi vốn đang đối mặt với sự suy giảm số lượng khách du lịch từ phương Tây.

Trước đây, quảng bá du lịch trong khu vực được dựa trên một nền tảng đa phương. Dựa trên khái niệm này, mỗi quốc gia thành viên ASEAN lần lượt tổ chức Diễn đàn Du lịch ASEAN. Tại các diễn đàn này, các nước ASEAN thảo luận và trưng bày các hình thức sản phẩm du lịch khác nhau, nhưng không có sản phẩm nào tham gia vào chiến dịch hợp tác du lịch chung với Trung Quốc.

Trung Quốc đã là đối tác đối thoại đầy đủ của ASEAN từ năm 1996. Điều này cung cấp sự hỗ trợ pháp lý cho các quốc gia thành viên ASEAN để khởi động các chiến dịch du lịch song phương nếu muốn.

Khách du lịch Trung Quốc ngày càng tăng

Thực tế, một trong những vấn đề quan trọng cần lưu tâm là khách du lịch phương Tây đến ASEAN đang suy giảm. Điều này là do một số quốc gia ở châu Âu và Mỹ đang gặp phải tình trạng suy thoái kinh tế nên mọi người ít chi tiêu hơn và hạn chế việc đi lại. Trong khi đó, nhiều bằng chứng khác cho thấy lượng khách du lịch Trung Quốc đang này càng tăng, khi du khách Trung Qoốc có thể đủ khả năng đi xa hơn nhờ mức độ giàu có tăng lên và tầng lớp trung lưu ngày mở rộng.

Theo báo cáo Du lịch Thế giới của LHQ năm 2017, số lượng người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài trong năm 2016 là khoảng 135 triệu, với mức chi tiêu khoảng 261 tỷ USD.

Báo cáo cũng lưu ý rằng số lượng khách du lịch Trung Quốc trên toàn thế giới đã vượt qua số lượng khách du lịch người Mỹ, khiến Trung Quốc trở thành động lực chính trong ngành du lịch toàn cầu. Đồng thời, một số quốc gia châu Á khác cũng đang nổi lên như những quốc gia ngày càng giàu có hơn, như Hàn Quốc, Ấn Độ và Malaysia cũng đang sở hữu một lượng khách du lịch nước ngoài ngày càng tăng.

Trong bối cảnh này, các nước ASEAN và các đối tác đối thoại nên xem xét các cách thức kinh doanh mới. Theo đó, một trong những lựa chọn tốt nhất là tăng cường hợp tác du lịch với Trung Quốc, nơi chắc chắn có thể tạo ra lượng lớn khách du lịch cho các quốc gia ASEAN

Mạng lưới kết nối thuận lợi

Nhiều chuyên gia ước tính rằng nhiều người Trung Quốc sẽ đến thăm ASEAN trong những năm tới nhờ kết nối được cải thiện. Một ví dụ về điều này, Lào và Trung Quốc hiện đang xây dựng một tuyến đường sắt sẽ phục vụ như một tuyến đường cung cấp cho khách du lịch Trung Quốc cho khu vực.

Tại hội nghị thượng đỉnh truyền thông Mekong-Lancang được tổ chức tại Viêng Chăn vào cuối năm ngoái, một quan chức du lịch Trung Quốc cho biết ASEAN nên chuẩn bị đó lượng khách du lịch Trung Quốc lớn vì họ có khả năng tài chính tốt để đi du lịch.

Ngoài việc thu hút khách du lịch Trung Quốc, mọi quốc gia ASEAN cũng nên khuyến khích công dân nước mình đi du lịch trong khu vực như một phần trong nỗ lực duy trì sự tăng trưởng của ngành du lịch khu vực.

Theo kế hoạch trong vài năm tới, Lào sẽ cùng nhau tổ chức các chiến dịch du lịch song phương với các nước ASEAN khác. Điều này sẽ không chỉ thúc đẩy trao đổi khách du lịch mà còn tăng cường hợp tác và học tập văn hóa khi đây là một khía cạnh quan trọng của xây dựng cộng đồng văn hóa ASEAN.

Tóm lại, chương trình Thăm Lào-Trung Quốc năm 2019 là một ví dụ có giá trị cho các quốc gia thành viên ASEAN, họ sẽ làm tốt để học hỏi và áp dụng.

Mặc dù chương trình hợp tác du lịch Lào-Trung vẫn chưa mang lại kết quả cụ thể nào, nhưng đây là một chiến thuật độc đáo có thể mang lại một phản ứng hiệu quả trong nỗ lực thu hút các nguồn khách du lịch ngoài du khách từ các quốc gia phương Tây. Do đó, các nước thành viên ASEAN nên triển khai các chiến dịch du lịch để khuyến khích mọi người đi du lịch trong khu vực, đồng thời, loại hình trao đổi du lịch này cũng sẽ hỗ trợ cho việc thành lập cộng đồng văn hóa ASEAN.         

Bảo Nghi (Lược dịch từ ANN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Âm nhạc “bắt tay” du lịch

Du lịch âm nhạc đã trở thành loại hình du lịch phổ biến và phát triển ở nhiều quốc gia tại châu Âu và châu Á. Ở Việt Nam, xu hướng thưởng thức âm nhạc kết hợp với du lịch đang dần được công chúng đón nhận và Huế đã có nhiều động thái để phát triển loại hình du lịch này.

Âm nhạc “bắt tay” du lịch
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

TIN MỚI

Return to top