ClockChủ Nhật, 17/04/2016 06:13

IMF: Cần thúc đẩy chi tiêu “tăng trưởng thân thiện” & công cụ cho vay mới

TTH.VN - Ủy ban Tài chính và Tiền tệ quốc tế thuộc IMF (IMFC), cơ quan có nhiệm vụ định hướng chính sách hoạt động cho IMF ngày 16/4 kêu gọi các quốc gia thành viên thúc đẩy chi tiêu "tăng trưởng thân thiện", đồng thời kêu gọi IMF tìm hiểu các công cụ cho vay mới giúp đối phó với tăng trưởng chậm toàn cầu.

IMF quý thứ 3 liên tiếp hạ triển vọng tăng trưởng toàn cầuIMF: Brexit là nguy cơ đáng lo ngại cho nền kinh tế toàn cầu

Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde trong một cuộc họp báo với các bộ trưởng tài chính châu Âu tại Hội nghị thường niên mùa Xuân của IMF và WB ở thủ đô Washington, Mỹ. Ảnh: Reuters 

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde cho rằng, thị trường trở nên trầm tĩnh hơn kể từ tháng 2 vừa qua đã làm giảm mức độ căng thẳng tại Hội nghị thường niên mùa Xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) trong năm nay; tuy nhiên, triển vọng kinh tế vẫn còn đầy rủi ro có thể sụt giảm do nhu cầu yếu, khả năng Vương quốc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu, cũng như giá dầu và hàng hóa tuột dốc.

"Tôi nghĩ rằng, chúng ta cần một nỗ lực tập thể để xác định các giải pháp và phản ứng trước tình hình kinh tế toàn cầu", bà Lagarde nói trong một cuộc họp báo.

Người đứng đầu IMF mô tả Hội nghị thường niên mùa Xuân nói trên và cuộc họp bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) là "liệu pháp tập thể" để đối phó với những triển vọng ảm đạm. Trước đó hồi đầu tuần này, IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu lần thứ 4 trong cùng 1 năm.

Ủy ban Tài chính và Tiền tệ quốc tế thuộc IMF (IMFC), cơ quan có nhiệm vụ định hướng chính sách hoạt động cho IMF cho biết trong một tuyên bố: "Rủi ro đối với triển vọng kinh tế toàn cầu tăng lên kể từ tháng 10 năm ngoái, làm tăng khả năng của một sự suy giảm rộng lớn hơn".

Từ tuyên bố của G20, tổ chức 24 thành viên IMFC nói rằng, các quốc gia nên "kiềm chế tất cả những hình thức bảo hộ và cạnh tranh phá giá, đồng thời cho phép tỷ giá hối đoái đáp ứng với sự thay đổi cơ bản”.

Ủy ban cho hay, một "sự pha trộn chính sách mạnh mẽ và cân bằng hơn" là cần thiết để kích thích tăng trưởng và tránh tình trạng giảm phát.

"Chính sách tài khóa tăng trưởng thân thiện là cần thiết ở tất cả các quốc gia và các chính sách tiền tệ thích ứng nên được tiếp tục ở một số nền kinh tế tiên tiến, đồng thời cải cách cơ cấu cần được thực hiện với chính sách hỗ trợ nhu cầu", IMFC nói thêm.

Ủy ban cũng kêu gọi việc xem xét các công cụ cho vay "để tìm cách tăng cường các phương thức tiếp cận của mình nhằm giúp các quốc gia thành viên quản lý biến động thông qua hỗ trợ tài chính".

Tuyên bố vừa được đưa ra sẽ cung cấp các quốc gia thành viên ủng hộ chiến dịch của bà Lagarde một mạng lưới tài chính an toàn và mạnh mẽ hơn, một tập hợp rộng lớn hơn của các công cụ tài chính phòng ngừa rủi ro.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters & Shafaqna)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF):
Xu hướng giảm phát mới tạo cơ hội cho Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ lãi suất

Xu hướng giảm phát ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tiếp tục đi đúng hướng, và những số liệu mới nhất được công bố trong tuần này xác nhận rằng, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có khả năng cắt giảm lãi suất hơn nữa, ông Alfred Kammer, Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khu vực châu Âu cho biết.

Xu hướng giảm phát mới tạo cơ hội cho Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ lãi suất
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF):
Lạm phát tiếp tục giảm trong năm 2024, nhưng chưa hoàn toàn bị đánh bại

Lạm phát đang giảm nhanh hơn dự kiến nhưng vẫn chưa bị đánh bại hoàn toàn, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 11/4 cho biết; đồng thời kêu gọi các ngân hàng trung ương điều chỉnh một cách cẩn thận các quyết định về cắt giảm lãi suất dựa trên các dữ liệu sắp tới.

Lạm phát tiếp tục giảm trong năm 2024, nhưng chưa hoàn toàn bị đánh bại
Return to top