Thế giới

Bất chấp bất ổn, lãnh đạo thế giới tin tưởng vào triển vọng kinh tế toàn cầu

ClockChủ Nhật, 11/02/2024 18:30
TTH.VN - Giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva mới đây bày tỏ khi nền kinh tế toàn cầu vẫn giữ được dáng vẻ kiên cường, bà vẫn tự tin về triển vọng kinh tế toàn cầu, bất chấp những bất ổn xung quanh vấn đề về xung đột và địa chính trị.

OECD nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024Nhu cầu vàng chạm mức cao kỷ lụcIMF nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024Ấn Độ vượt Hong Kong trở thành thị trường chứng khoán lớn thứ tư thế giớiChủ thể kinh tế toàn cầu quan trọng nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn

Nhờ khả năng phục hồi đáng ngạc nhiên, nền kinh tế toàn cầu vẫn được tin tưởng sẽ tăng trưởng. Ảnh minh họa: Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 

Cụ thể, trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh các chính phủ thế giới diễn ra ở Dubai, bà Kristalina Georgieva cho biết, IMF sẽ xuất bản một ấn phẩm vào ngày 12/2, trong đó cho thấy việc loại bỏ dần các khoản trợ cấp năng lượng sẽ giúp tiết kiệm được 336 tỷ USD ở Trung Đông, tương đương với những gì nền kinh tế Iraq và Libya cộng lại. Bên cạnh đó, ngoài việc tiết kiệm, loại bỏ các khoản trợ cấp năng lượng mang tính lũy thoái sẽ giúp “giảm giảm ô nhiễm và cải thiện chi tiêu xã hội”.

Trong bản cập nhật kinh tế khu vực mới nhất được công bố vào tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP cho khu vực Trung Đông và Bắc Phi xuống còn 2,9% trong năm nay, một phần là do việc cắt giảm sản lượng dầu trong kế hoạch ngắn hạn. Theo bà Kristalina Georgieva: “Mặc dù tình trạng bất ổn vẫn còn cao, nhưng chúng ta có thể tự tin hơn một chút về triển vọng kinh tế, bởi nền kinh tế toàn cầu đã có khả năng phục hồi đáng ngạc nhiên”.

Dù vậy, trong bối cảnh xung đột ở Gaza vẫn chưa chấm dứt, thời điểm đặc biệt không chắc chắn này vẫn làm gia tăng những thách thức đối với các nền kinh tế vấn đang phục hồi sau những cú sốc trước đó. Việc xung đột ngày càng mở rộng chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm tác hại về kinh tế.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KHU VỰC CHÂU Á ĐANG PHÁT TRIỂN:
Dự báo tăng trưởng được nâng lên nhờ xuất khẩu công nghệ

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển trong năm 2024, nhờ xuất khẩu liên quan đến công nghệ được cải thiện ở Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), cũng như nhu cầu nội địa mạnh mẽ trên toàn khu vực.

Dự báo tăng trưởng được nâng lên nhờ xuất khẩu công nghệ
Ngành du lịch Nhật Bản lập kỷ lục, trở thành điểm đến du lịch hàng đầu thế giới

Nghiên cứu Tác động kinh tế (EIR) năm 2024 của Hội đồng Du lịch & Lữ hành thế giới (WTTC) dự báo 2024 sẽ là một năm kỷ lục đối với ngành du lịch & lữ hành Nhật Bản, với những đóng góp kinh tế chưa từng có, tăng trưởng việc làm và chi tiêu mạnh mẽ của du khách. Triển vọng tích cực này phản ánh vai trò quan trọng của ngành du lịch trong việc thúc đẩy nền kinh tế và lực lượng lao động của Nhật Bản, đưa đất nước này trở thành điểm đến du lịch hàng đầu toàn cầu.

Ngành du lịch Nhật Bản lập kỷ lục, trở thành điểm đến du lịch hàng đầu thế giới
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF):
Xu hướng giảm phát mới tạo cơ hội cho Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ lãi suất

Xu hướng giảm phát ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tiếp tục đi đúng hướng, và những số liệu mới nhất được công bố trong tuần này xác nhận rằng, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có khả năng cắt giảm lãi suất hơn nữa, ông Alfred Kammer, Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khu vực châu Âu cho biết.

Xu hướng giảm phát mới tạo cơ hội cho Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ lãi suất
Kinh tế phục hồi và tăng trưởng

Với sự nỗ lực và vào cuộc của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm nay tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) trên địa bàn TP. Huế đạt được nhiều kết quả quan trọng, lĩnh vực du lịch tăng trưởng mạnh, thu ngân sách đảm bảo kế hoạch đề ra…, tạo bứt phá để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch 6 tháng cuối năm.

Kinh tế phục hồi và tăng trưởng
Return to top