ClockThứ Bảy, 21/04/2018 14:34

IMF: Châu Á bị tổn hại do căng thẳng thương mại leo thang

Giới chức Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng những leo thang căng thẳng thương mại hiện nay đang gây ra những tác động tiêu cực đối với các nền kinh tế mở của châu Á.

Kinh tế châu Á nhiều thách thức nhưng đầy triển vọngADB: Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng tăng trưởng châu Á

Cảng hàng hóa Tanjong Pagar ở Singapore. (Nguồn: AFP/TTXVN)

 

Phát biểu với báo giới ngày 20/4 tại Washington (Mỹ), ông Changyong Rhee, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của IMF, khẳng định các nước ngày càng đưa ra nhiều hơn những chính sách hướng nội, thể hiện trong các quyết định áp thuế cũng như các thông báo liên quan đến vấn đề thuế quan gần đây. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới các nền kinh tế mở ở châu Á. 

Theo dự báo mới nhất của IMF, khu vực châu Á sẽ đạt mức tăng trưởng kinh tế 5,6% trong năm 2018 và 2019, cao hơn 0,1% so với dự báo trước đó đưa ra hồi tháng 10/2017. Ông Rhee nêu rõ khu vực châu Á "vẫn là động cơ chính của của nền kinh tế toàn cầu, chiếm hơn 60% tăng trưởng toàn cầu." 

Tuy nhiên, khu vực này đang đối mặt với các nguy cơ tiêu cực trong thời gian trung hạn, trong đó bao gồm thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu, chuyển hướng sang các chính sách hướng nội, và sự gia tăng căng thẳng địa chính trị. 

Giám đốc IMF khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhấn mạnh sẽ không có người chiến thắng trong cái gọi là chiến tranh thương mại, "căng thẳng thương mại cần phải được giải quyết thông qua cơ chế đa phương, theo đúng hệ thống các quy tắc mà chúng ta đã thiết lập." 

Để giảm bớt căng thẳng thương mại, ông đề xuất các nền kinh tế châu Á bảo vệ cơ chế đa phương thông qua các hành động chủ động, như thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nước, áp dụng hệ thống tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn và mở rộng thêm các ngành dịch vụ. 

Cũng tại cuộc họp báo này, Phó Giám đốc IMF khu vực châu Á-Thái Bình Dương Markus Rodlauer cũng cảnh báo về tác động tiêu cực của căng thẳng thương mại đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời kêu gọi các nước tìm kiếm các cơ chế đa phương để hóa giải bất đồng. 

Ông nhấn mạnh cả các nước sản xuất và các nước tiêu thụ đều hưởng lợi rất nhiều từ các chuỗi cung ứng hiệu quả hiện nay, "một hệ thống giao dịch đa phương mở dựa trên một tổ chức mạnh là rất quan trọng và IMF hỗ trợ điều này"./. 

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

TIN MỚI

Return to top