ClockThứ Năm, 16/08/2018 06:39

Indonesia cắt giảm 500 mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu

TTH.VN - Đại diện chính phủ Indonesia, Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani cho biết Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Phòng Công nghiệp và Thương mại xác định 500 mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu có thể cắt giảm trong thời gian tới để thay thế bằng các sản phẩm sản xuất tại địa phương.

Hongkong tạm ngưng nhập khẩu gia cầm Malaysia do ảnh hưởng của H5N1Morocco lần đầu tiên nhất trí nhập khẩu gia cầm MỹEU tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên của MỹHàn Quốc kêu gọi Mỹ miễn thuế nhập khẩu ô tôEU lạc quan về đối thoại Nga-Ukraine để tránh “cuộc chiến khí đốt"

Hoạt động bốc dỡ hàng hóa diễn ra tại cảng Tanjung Perak ở Surabaya, đông Java. Ảnh: Jakarta Post

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh sau nửa đầu năm 2018, Indonesia đã nhập khẩu một lượng hàng hóa tiêu dùng có giá trị lên đến 8,18 nghìn tỷ USD, tăng 21,64% so với cùng kỳ năm ngoái vào khoảng 6,63 nghìn tỷ USD.

Theo nhận định của Tổng cục thống kê trung ương Indonesia, mặc dù chứng kiến mức tăng cao, song hàng hóa tiêu dùng vẫn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, vào khoảng 9,19% trong tổng số hàng hóa nhập khẩu nước nhà, thấp hơn rất nhiều so với thị phần của nguyên liệu thô 74,67% và tư liệu sản xuất 16,14%. Cùng lúc đó, đồng Rupi cũng chỉ tăng giá nhẹ ở 0,16% lên thành 14,584 Rupi/USD, đối mặt với rất nhiều khó khăn do áp lực toàn cầu và thâm hụt tài khoản vãng lai trong quý II/ 2018 cũng mở rộng lên thành 8 tỷ USD, chiếm 3% GDP của đất nước.

Với việc tài khoản vãng lai thâm hụt, điều này có nghĩa Indonesia đã và đang nhập khẩu nhiều hơn so với xuất khẩu. Do đó, hiện nước này đang cần thay đổi chính sách và kỳ vọng nhiều hơn vào vốn nước ngoài để đáp ứng nhu cầu của thị trường ngoại hối trong nước.

Đan Lê (Lược dịch từ Jakarta Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Giá hàng hóa tăng vọt sau khi Fed cắt giảm lãi suất

Sau khi Fed quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, thị trường hàng hóa toàn cầu đã chứng kiến sự tăng giá đáng kể. Động thái này không chỉ giảm áp lực lạm phát mà còn kích thích nhu cầu về nguyên liệu thô, đẩy giá cả từ kim loại quý, năng lượng đến nông sản lên cao.

Giá hàng hóa tăng vọt sau khi Fed cắt giảm lãi suất

TIN MỚI

Return to top