ClockThứ Tư, 18/07/2018 20:41

Khả năng cao xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu

TTH - Vừa qua, các chuyên gia nhận định nhiều khả năng nền kinh tế toàn cầu sẽ chứng kiến sự sụt giảm đáng kể vào trước cuối năm 2019. Tuy nhiên nhìn chung điều này là cần thiết để giảm áp lực lên giá dầu.

IMF: Căng thẳng thương mại là rủi ro lớn nhất đối với khu vực đồng EuroTriển vọng tăng trưởng châu Á còn nhiều yếu tố phức tạpIMF: Châu Á bị tổn hại do căng thẳng thương mại leo thang

Suy thoái kinh tế sẽ ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh: Geo

Trong bản báo cáo triển vọng kinh tế mới nhất, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo có thể nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng và mở rộng đến mức 3,9% trong 2  năm 2018 và 2019, tăng nhẹ so với 3,7% vào năm 2017. Song sau những số liệu về chuỗi phát triển tích cực, triển vọng cũng đưa ra một loại các rủi ro có thể xảy ra, bao gồm: căng thẳng thương mại gia tăng, tăng lãi suất, bất ổn chính trị và thị trường tài chính suy giảm.

Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết các nền kinh tế vẫn đang phát triển nhanh chóng, nhất là về kinh doanh và tăng trưởng niềm tin tiêu dùng, từ đó góp phần tăng chỉ số lạc quan của các nhà đầu tư. Tuy nhiên vẫn tồn tại khá nhiều dấu hiệu cho một sự suy thoái bất ngờ trong thời gian tới. Cụ thể, khối lượng thương mại toàn cầu vẫn tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng đã bắt đầu chậm lại từ nửa cuối năm 2017. Đồng thời chỉ số kinh tế hàng đầu dưới sự giám sát của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng giảm dần từ đầu năm nay và nhiều khả năng sẽ khó có thể mở rộng hơn nữa trong 6 đến 9 tháng tới; vấn đề liên quan đến lệnh trừng phạt đối với Iran của Mỹ cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá dầu và ngành công nghiệp dầu khí toàn cầu...

Mặc dù giới chuyên gia khẳng định đợt suy thoái sắp tới sẽ không nghiêm trọng như lần suy thoái đi kèm với khủng hoàng tài chính lịch sử giai đoạn 2008 – 2009, song nền kinh tế toàn cầu và thị trường dầu mỏ dường như đang nằm trong một quỹ đạo không ổn định và chuỗi các kế hoạch giải quyết căng thẳng, giảm thiểu rủi ro có thể sẽ không đạt nhiều hiệu quả trong 18 tháng tới.

Hạnh Nhi

 (Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Âu lo ngại về sự suy thoái

Châu Âu đang ngày càng gần với suy thoái khi các nền kinh tế lớn nhất gồm Đức và Pháp đang phải vật lộn với những khó khăn cả về chính trị và kinh tế trong nước.

Châu Âu lo ngại về sự suy thoái
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF):
Xu hướng giảm phát mới tạo cơ hội cho Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ lãi suất

Xu hướng giảm phát ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tiếp tục đi đúng hướng, và những số liệu mới nhất được công bố trong tuần này xác nhận rằng, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có khả năng cắt giảm lãi suất hơn nữa, ông Alfred Kammer, Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khu vực châu Âu cho biết.

Xu hướng giảm phát mới tạo cơ hội cho Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ lãi suất
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20

TIN MỚI

Return to top