ClockChủ Nhật, 23/09/2018 19:04

Khóa họp lần thứ 73 của Đại hội đồng LHQ: Cơ hội tăng cường sức khoẻ toàn cầu

TTH - Trong ngày đầu tiên, sự kiện sẽ thảo luận chiến lược chấm dứt bệnh lao, căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới, gây ra hơn 4.000 ca tử vong mỗi ngày, và nằm trong số 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu toàn cầu.

LHQ nhất trí kế hoạch toàn cầu chống lại bệnh laoLHQ: Hai triệu người có nguy cơ đối mặt với nạn đói do hạn hán ở Trung MỹTổng thống Trump chủ trì cuộc họp của Hội đồng bảo an về Iran giữa lúc căng thẳngLHQ kêu gọi mọi nỗ lực để hiện thực hoá Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện

Một bé gái Indonesia được chủng ngừa bệnh bạch hầu tại thủ đô Jakarta, Indonesia. Ảnh: AFP

Trong ngày đầu tiên, sự kiện sẽ thảo luận chiến lược chấm dứt bệnh lao, căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới, gây ra hơn 4.000 ca tử vong mỗi ngày, và nằm trong số 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu toàn cầu. Ngày tiếp theo, các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận kế hoạch đánh bại các bệnh không lây nhiễm (NCDs) hàng đầu, như ung thư, tiểu đường, và bệnh tim mạch và phổi. NCDs là nguyên nhân gây ra 7 trên 10 ca tử vong toàn cầu, khiến 41 triệu người tử vong mỗi năm. Ngoài bệnh lao và NCDs, lãnh đạo thế giới cũng thảo luận cách tăng cường sức khỏe tâm thần và hạnh phúc.

Đáng chú ý, các quốc gia đang phát triển đang đối mặt với gánh nặng bệnh lao và NCDs, bởi hầu hết người mắc những căn bệnh này đều ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Tuy nhiên, trong khi bệnh lao và NCDs là những mối đe dọa sức khỏe rất khác nhau, phản ứng để chống lại chúng lại giống nhau, đó là xây dựng hệ thống y tế mạnh hơn, có khả năng cung cấp bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân.

Bằng cách nêu bật những thách thức do bệnh lao và NCDs, LHQ đang xây dựng cơ hội duy nhất để các nhà lãnh đạo chính trị đặt hạnh phúc của người dân lên hàng đầu. Cho đến nay, các Chính phủ đã cam kết đạt mục tiêu toàn cầu quan trọng đối với bệnh lao và NCDs. Đối với bệnh lao, thế giới cần điều trị 40 triệu người đang sống với căn bệnh này, và chăm sóc phòng ngừa cho 30 triệu người khác đến năm 2022. Đối với NCDs, các Chính phủ cần giảm 1/3 số ca tử vong sớm do những căn bệnh này.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12: Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu

Trong bối cảnh dân số thế giới di chuyển không ngừng và nhanh chóng đến các thành phố, giải pháp để đảm bảo môi trường đô thị bền vững và an toàn cho người dân sẽ là một trong những nội dung được tập trung giải quyết tại Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12. Sự kiện đang được tổ chức từ ngày 4 - 8/11 tại Thủ đô Cairo, Ai Cập.

Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12 Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu
Vốn tín dụng chính sách ưu đãi: Cơ hội thay đổi cuộc đời

Ở thôn An Truyền (xã Phú An, Phú Vang), từ sự quan tâm của chính quyền địa phương và Ngân hàng chính sách xã hội huyện, có nhiều học sinh, sinh viên (HSSV) tưởng chừng phải bỏ học giữa chừng, được “chắp cánh” bằng vốn vay chính sách, tiếp tục học hành. Những gia đình này còn đồng thời được vay vốn phát triển kinh tế, thay đổi cuộc đời.

Vốn tín dụng chính sách ưu đãi Cơ hội thay đổi cuộc đời

TIN MỚI

Return to top