ClockThứ Năm, 30/08/2018 06:48

LHQ kêu gọi mọi nỗ lực để hiện thực hoá Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện

TTH.VN - Được đưa ra như một thông điệp cho Ngày Quốc tế chống Thử nghiệm Hạt nhân 29/8, Tổng thư ký LHQ António Guterres hôm qua kêu gọi mọi nỗ lực để đưa Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT) đi vào thực tiễn, nhằm ngăn cản nhiều quốc gia phát triển vũ khí hạt nhân.

LHQ thông qua hiệp ước cấm vũ khí hạt nhânLHQ tiếp tục vòng 2 đàm phán cấm vũ khí hạt nhânLHQ bắt đầu các cuộc đàm phán về lệnh cấm vũ khí hạt nhân

Một vụ thử hạt nhân được thực hiện trên một hòn đảo ở Polynesia thuộc Pháp vào năm 1971. Ảnh: UN

"Lịch sử thử nghiệm hạt nhân là một trong những nỗi đau lớn, với nạn nhân của hơn 2.000 cuộc thử nghiệm hạt nhân thường đến từ các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất trên toàn thế giới, cùng những hậu quả không giới hạn bởi biên giới - bao gồm các tác động đến môi trường, sức khỏe, an ninh lương thực và phát triển kinh tế", Tổng thư ký LHQ Guterres nhấn mạnh.

Liên Hiệp quốc đang nỗ lực để đưa Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT) trở thành luật. Hiệp ước này sẽ cấm các vụ thử hạt nhân ở mọi nơi - cho dù trên bề mặt Trái đất, trong khí quyển, dưới nước hay dưới lòng đất.

CTBT cũng sẽ ngăn cản các nước muốn phát triển bom hạt nhân lần đầu tiên và ngăn chặn các quốc gia đã sở hữu công nghệ hạt nhân phát triển loại bom này mạnh hơn nữa.

Hơn 180 quốc gia đã ký hiệp ước, hầu hết trong đó cũng đã phê chuẩn hiệp ước. Tuy nhiên, hiệp ước sẽ chỉ có hiệu lực sau khi được ký kết và phê chuẩn bởi 8 quốc gia có năng lực công nghệ hạt nhân là Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Iran, Israel, Bắc Triều Tiên, Pakistan và Hoa Kỳ.

"Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện có vai trò thiết yếu trong chế độ giải trừ vũ khí hạt nhân và chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân", lãnh đạo LHQ cho biết. “Nó thúc đẩy hòa bình và an ninh quốc tế bằng cách hạn chế sự phát triển vũ khí hạt nhân. Do đó, yêu cầu an ninh chung là mọi nỗ lực phải được thực hiện để đưa hiệp ước thiết yếu này đi đi vào hiệu lực. ”

Bảo Nghi (Lược dịch từ UN News)      

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới

Tham gia Sự kiện đặc biệt về Giáo dục chuyển đổi - một phần của Diễn đàn chính trị cấp cao (HLPF) đang diễn ra và hướng tới Hội nghị thượng đỉnh Tương lai sắp tới vào tháng 9/2024, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu về giáo dục hiện nay, cần một “sự thay đổi mạnh mẽ” để hình thành một thế giới hòa bình, bền vững và công bằng hơn.

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới
Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói

Trong Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2024, Liên hợp quốc cho biết, thế giới đang đi chệch hướng trong hầu hết các mục tiêu phát triển bền vững đã được thống nhất trong năm 2015, chẳng hạn như giải quyết tình trạng đói nghèo, bảo vệ môi trường...Theo báo cáo, nguyên nhân dẫn tới sự tụt hậu này được cho là do sự thiếu hụt nguồn tài trợ, căng thẳng địa chính trị và tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19.

Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói
Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán 17/6:
LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất

Khi gần 40% đất đai trên khắp hành tinh bị suy thoái và thêm nhiều mẫu đất tiếp tục bị thiệt hại mỗi giây, các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng phải thúc đẩy hành động để khắc phục những tổn thất và bảo vệ Trái đất, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh trong một thông điệp nhân Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán, được đánh dấu vào ngày 17/6 hàng năm.

LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất
Return to top