ClockThứ Năm, 20/12/2018 18:38

Làm việc linh hoạt là cứu thế giới khỏi khí thải nhà kính

TTH - Một nghiên cứu mới vừa tiết lộ, làm việc linh hoạt - cho phép người lao động làm việc gần nhà hơn, giảm thời gian đi lại có thể sẽ hỗ trợ cắt giảm 214 triệu tấn Carbon Dioxide (CO2) thải ra môi trường mỗi năm vào năm 2030.

Giảm phát thải khí nhà kính từ nông nghiệpSau 3 năm ổn định, lượng khí thải toàn cầu tiếp tục tăng trong năm 201727 thành phố trên thế giới tuyên bố ngừng gia tăng phát thải khí nhà kính

Làm việc linh hoạt là cắt giảm thời gian đi lại, cắt giảm khói bụi, cứu lấy hành tinh. Ảnh: Devdiscourse 

Được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu độc lập tại công ty đa quốc gia Regus, bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu mở rộng quyền lựa chọn không gian làm việc, mọi người trên khắp thế giới có thể sẽ tiết kiệm hơn 3,53 tỷ giờ đi lại vào năm 2030, lượng CO2 giảm thiểu theo cách này có độ lớn tương đương bằng kết quả hoạt động của 5,5 tỷ cây xanh trong vòng 10 năm.

Bằng cách áp dụng lộ trình làm việc linh hoạt giúp tiết kiệm 115 triệu giờ đi lại, Vương Quốc Anh đặt mục tiêu giảm thiểu 7,8 triệu tấn CO2 vào năm 2030. Với cùng phương pháp, Mỹ sẽ thiết lập nên kết quả khổng lồ với việc tiết kiệm 960 triệu giờ đi lại, giảm hơn 100 triệu tấn CO2 thải ra môi trường từ các phương tiện giao thông thải nhiều khói bụi.

Không chỉ có lợi cho môi trường, sau khi xem xét 16 quốc gia có thể áp dụng biện pháp mới, các nhà nghiên cứu ước tính nhiều khả năng những quốc gia này sẽ đóng góp hơn 10 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế thế giới vào năm 2030.

Theo nội dung chương trình môi trường của Liên Hiệp quốc, cho đến năm 2030, mỗi năm thế giới cần giảm lượng phát thải nhà kính thêm khoảng từ 12 tỷ - 14 tỷ tấn để chạm đến cơ hội và khả năng hạn chế sự nóng lên toàn cầu xuống dưới 2oC.

Xác định tầm quan trọng của vấn đề, Tổng Giám đốc khu vực Trung Đông và châu Á – Thái Bình Dương của IWG – công ty mẹ của Regus Christos Misailidis khẳng định: “Bằng cách cho phép công nhân viên cắt giảm thời gian đi lại và áp dụng làm việc linh hoạt, hàng triệu tấn CO2 sẽ được cắt giảm mỗi năm. Khi môi trường đang đứng trước khủng hoảng, làm việc linh hoạt không còn là vấn đề cá nhân mà nó còn là lợi ích của hành tinh”.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

TIN MỚI

Return to top