ClockThứ Năm, 13/06/2019 17:34

Lao động trẻ em trong ngành nông nghiệp là mối lo của toàn cầu

TTH.VN - Kể từ năm 2012, số lượng trẻ em chưa đến tuổi lao động đang làm việc trong ngành nông nghiệp đã chứng kiến mức tăng đến 10 triệu người.

100 năm hành động vì lao động an toàn, khỏe mạnh và xa hơn nữaAnh dần mất vai trò của mình trên toàn cầu do BrexitHàn Quốc: Tỷ lệ tăng lương tối thiểu năm 2020 sẽ đạt mức thấp nhấtThái Lan tìm giải pháp kiềm chế lao động bất hợp pháp tại Hàn QuốcFacebook tăng thù lao cho lao động hợp đồng tại Mỹ

Lao động trẻ em trong ngành nông nghiệp là mối lo của toàn cầu. Ảnh: Devdiscourse

Trước tình hình này, Liên Hiệp quốc kêu gọi các nước tăng cường phân bổ ngân sách nhằm giải quyết tốt vấn đề này trên toàn cầu.

“Đã đến lúc chúng ta chú ý đến các khía cạnh khác, ngoài chuỗi cung ứng toàn cầu và bắt đầu đầu tư nguồn lực vào công tác giải quyết vấn đề lao động trẻ em”, Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc (FAO), ông José Graziano da Silva nhấn mạnh.

Lao động trẻ em được định nghĩa là những công việc không phù hợp với độ tuổi của trẻ, những hành vi, hoạt động ngăn chặn quyền giáo dục của trẻ, hoặc có khả năng gây hại cho sức khỏe, sự an toàn hoặc quá trình phát triển đạo đức của trẻ em.

Tổng Giám đốc José Graziano da Silva chỉ ra rằng, tuy nhiên không phải tất cả trẻ em tham gia vào hoạt động nông nghiệp đều quy vào lao động trẻ em. Đơn cử, các bé trai, bé gái trồng rau, nuôi gà trong trang trại, sân vườn của gia đình sẽ hỗ trợ các em nâng cao nhận thức, luyện tập kỹ năng và cải thiện sinh kế trong tương lai. Chỉ khi trẻ em phải lao động nghiều giờ mỗi ngày, làm việc nặng quá sức, làm việc nguy hiểm hoặc không phù hợp với lứa tuổi và điều này cản trở quá trình học tập của trẻ, các hành động này cần phải chấm dứt ngay lập tức.

Cũng theo vị lãnh đạo, nghèo đói là nguyên nhân phổ biến của tình trạng lao động trẻ em trong nông nghiệp. Trong bối cảnh này, các chương trình bảo trợ xã hội và những sáng kiến liên kết giữa nhà trường và phụ huynh được chứng minh là biện pháp tốt nhất để chống lại lao động trẻ em.

Vấn nạn đang ngày càng nghiêm trọng, nhất là khi ước tính có khoảng 152 triệu lao động trẻ em trên toàn thế giới, hơn một nửa trong số đó đang phải chịu đựng sự bóc lột tàn bạo nhất. Xét về tiểu vùng, châu Phi có nhiều lao động trẻ em nhất, khoảng 72 triệu người, châu Á khoảng 62 triệu người.

Tại phiên hội nghị đặc biệt diễn ra ở Brussel để kỷ niệm ngày thế giới chống lao động trẻ em, FAO tuyên bố, các mục tiêu phát triển bền vững sẽ không thể đạt được nếu vấn đề lao động trẻ em trong ngành nông nghiệp bị bỏ lại phía sau.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

Suy thoái kinh tế được nhận định là một thách thức to lớn và thường xuyên xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử. Từ cuộc đại suy thoái đến đại dịch COVID-19 gần đây, các quốc gia đã phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn khi định hình lại các cấu trúc và đòi hỏi phải can thiệp chính sách chiến lược.

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi
Gia tăng số lượng quốc gia tham gia cách tiếp cận đầu tư sáng tạo của FAO

Các phương pháp tiếp cận đổi mới sáng tạo và có mục tiêu hướng đến sự phát triển đang được chú ý hơn bao giờ hết, điều này được nhấn mạnh bởi sự tham gia ngày càng tăng vào Diễn đàn Đầu tư Hand-in-Hand năm 2024, trong khuôn khổ Diễn đàn Lương thực thế giới (WFF), đang được tổ chức từ ngày 14 - 18/10 tại thủ đô Rome, Italy.

Gia tăng số lượng quốc gia tham gia cách tiếp cận đầu tư sáng tạo của FAO
Nền tảng thúc đẩy sản phẩm nông nghiệp phát triển

Được xem là trụ đỡ của nền kinh thế, ngành nông nghiệp luôn được quan tâm để từng bước tận dụng tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Theo đó, HĐND tỉnh đã ban hành các nghị quyết (NQ) hỗ trợ sản xuất nông nghiệp (SXNN) nhằm tạo hiệu quả cao.

Nền tảng thúc đẩy sản phẩm nông nghiệp phát triển

TIN MỚI

Return to top