ClockThứ Năm, 12/04/2018 07:06

LHQ khuyến khích cho con bú sữa mẹ để giúp trẻ có khởi đầu tốt nhất

TTH.VN - Theo các cơ quan của Liên Hiệp quốc, việc cho con bú sữa mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bị nhiễm trùng và bảo vệ mạng sống. Lời khuyên này được đưa ra trong Hướng dẫn 10 bước để giúp các bà mẹ và nhân viên bệnh viện cho trẻ em có một khởi đầu tốt nhất có thể.

Nghiên cứu tại Hoa Kỳ: Sữa mẹ có thể ngăn ngừa dị ứng thức ăn ở trẻ2.000 bà mẹ Philippines tham gia sự kiện khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹHành trình Sữa mẹ xuyên Việt đến HuếLHQ: Nuôi con bằng sữa mẹ là sự “đầu tư thông minh nhất”

Cho trẻ bú mẹ trong vòng 1 giờ sau sinh mang lại cho trẻ nhiều lợi ích. Ảnh: Image

“Mười bước để Nuôi con bằng sữa mẹ thành công”, do Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành, khuyến khích những người mới làm mẹ nên cho con bú mẹ và cng cấp thông tin cho các nhân viên y tế về cách tốt nhất để hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ.

Giám đốc điều hành của UNICEF, bà Henrietta Fore, cho biết: "Nuôi con bằng sữa mẹ giúp bảo vệ mạng sống. Đó là lợi ích giúp cho trẻ sơ sinh khỏe mạnh trong những ngày đầu đời và cho đến khi trưởng thành."

Trẻ sơ sinh có nhiều nguy cơ tử vong cao hơn do tiêu chảy và các bệnh nhiễm trùng khác khi chúng chỉ được bú mẹ một phần hoặc không bú sữa mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ trong hai năm đầu đời sẽ bảo vệ mạng sống cho hơn 820.000 trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm.

Nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp cải thiện chỉ số IQ, sẵn sàng tiếp thu kiến thức, và có liên quan đến việc có thu nhập cao hơn khi trưởng thành. Điều này cũng rất quan trọng đối với sức khoẻ suốt đời của đứa trẻ, và giúp làm giảm chi phí cho các cơ sở y tế, gia đình và chính phủ. Đồng thời, cho con bú mẹ cũng làm giảm nguy cơ ung thư vú ở người mẹ.

Hướng dẫn mới này cung cấp nền tảng cho hệ thống y tế để giúp các bà mẹ bắt đầu cho con bú sữa mẹ trong vòng 1 giờ đồng hồ sau sinh và cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cũng như kêu gọi các bệnh viện phải có thông tin bằng văn bản về nuôi con bằng sữa mẹ, hỗ trợ năng lực của nhân viên về chăm sóc trước và sau khi sinh... Song song đó, hướng dẫn cũng khuyến cáo sử dụng hạn chế các chất thay thế sữa mẹ, cho ăn đáp ứng, giáo dục cha mẹ về việc sử dụng bình và núm vú, và hỗ trợ khi mẹ và trẻ sơ sinh được xuất viện.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Ngày Trẻ em thế giới (20/11):
UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em

Sự thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ tạo ra một tương lai ảm đạm cho trẻ em vào giữa thế kỷ 21, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo trong một báo cáo thường niên, được công bố vào Ngày Trẻ em thế giới (20/11).

UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

TIN MỚI

Return to top