ClockThứ Năm, 20/12/2018 14:37

Liên Hiệp quốc chính thức thông qua Hiệp ước di cư toàn cầu

Liên Hiệp quốc (LHQ) đã chính thức thông qua Hiệp ước di cư toàn cầu, nhằm tăng cường sự hợp tác quốc tế đối phó với các cuộc khủng hoảng di cư gia tăng.

LHQ đạt hiệp ước quản lý di cư toàn cầu đầu tiênHơn 70 thành phố thế giới hợp tác giải quyết vấn đề di cưLHQ kêu gọi thêm nỗ lực hòa nhập trẻ di cư vào trường học

Mỹ, Israel, Hungary, Cộng hòa Séc và Ba Lan đã bỏ phiếu chống lại Hiệp ước không ràng buộc này. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng, cách tiếp cận toàn cầu đối với vấn đề không phù hợp với chủ quyền của Mỹ và Mỹ không tham gia vào các cuộc đàm phán về Hiệp ước di cư.

Trong cuộc bỏ phiếu ngày 19/12 tại Đại hội đồng LHQ, Hiệp ước di cư toàn cầu đã được thông qua với 152 phiếu ủng hộ, 12 phiếu trắng và 24 nước không bỏ phiếu. Phát biểu sau cuộc bỏ phiếu, Chủ tịch Đại Hội đồng LHQ Maria Espinosa đánh giá ý nghĩa của Hiệp ước.

Chủ tịch Đại Hội đồng LHQ Maria Espinosa. Ảnh: KT
“Trong bối cảnh các nước đang phải đối mặt với tình trạng di cư, để giải quyết bài toán này, vấn đề di cư phải được điều chỉnh, an toàn và có trật tự. Đây là một vấn đề liên quan đến tất cả chúng ta. Chúng ta phải luôn nhớ rằng, cần giải quyết bài toán liên quan đến hơn 250 triệu người di cư trên toàn thế giới và các cộng đồng đang phải tiếp nhận những người di cư này”- bà Maria Espinosa cho biết.

Hiệp ước di cư toàn cầu không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, song có thể được xem như "kim chỉ nam" đối với các quốc gia đang phải giải quyết vấn đề di cư. Mặc dù vậy, các nước cũng thừa nhận sẽ có nhiều thách thức trong quá trình thực thi hiệp ước này./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các ủy ban chủ trì thẩm tra khẩn trương phối hợp với cơ quan hữu quan hoàn chỉnh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, sớm gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, bảo đảm đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu trước khi biểu quyết thông qua.

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua
Tăng cường vị thế của ASEAN về nhân quyền thông qua đối thoại

Kể từ năm 2007, ASEAN đã có những bước tiến trong việc đưa nhân quyền vào khuôn khổ của nhóm. Các cột mốc chính bao gồm thành lập Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) vào năm 2009 và thông qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (AHRD) vào năm 2012. Những sáng kiến này được thiết kế để báo hiệu cam kết của ASEAN trong việc đưa nhân quyền làm nền tảng cho chiến lược phát triển khu vực.

Tăng cường vị thế của ASEAN về nhân quyền thông qua đối thoại
Return to top