ClockThứ Hai, 24/06/2019 14:45

Malaysia: Thuốc lá bất hợp pháp chiếm 60% thị trường trong năm 2018

TTH.VN - Một nghiên cứu cho thấy sự phát triển của buôn bán thuốc lá bất hợp pháp ở Malaysia đã gây ra một số vấn đề lớn ở nước này, bao gồm cả việc tổn thất hàng tỷ ringgit (RM) do trốn thuế.

Malaysia – quốc gia tiếp theo của ASEAN triển khai nhiều khu vực không khói thuốcThái Lan: Hút thuốc lá tại nhà sẽ bị cấmWHO kêu gọi đẩy mạnh hành động nhân Ngày Thế giới không thuốc láThúc đẩy cấm quảng cáo thuốc lá trực tuyến ở các nước ASEAN

Thuốc lá bất hợp pháp chiếm 60% thị trường ở Malaysia trong năm 2018. Ảnh: Pixabay

Báo cáo kinh tế về buôn bán thuốc lá bất hợp pháp ở Malaysia vừa công bố tháng này chỉ ra rằng trong năm 2018, khoảng 60% thị trường thuốc lá Malaysia được tạo ra từ các sản phẩm bất hợp pháp, tăng từ mức 56% trong năm 2017.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Oxford Economics cũng cho thấy mức độ thâm nhập thị trường bất hợp pháp ở Malaysia là cao nhất trong số 100 thị trường thuốc lá hàng đầu thế giới.

Sau khi chính phủ Malaysia áp đặt mức tăng tiêu thụ đặc biệt vào năm 2015, tập đoàn sản xuất thuốc lá British American Tobacco (BAT) ở Malaysia đã tăng giá thuốc lá ở nước này gần 40%. Tuy nhiên, Malaysia đã mất khoảng 1,5 tỷ RM (360 triệu USD) do các khoản trốn thuế từ việc buôn bán bất hợp pháp trong năm 2018, báo cáo tiết lộ.

Bằng cách đó, việc bán thuốc lá bất hợp pháp tránh được cả thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bán hàng trong giá bán cuối cùng. Làm như vậy, chúng đã tước đi nguồn thu đáng kể của chính phủ, báo cáo cho biết.

Báo cáo cũng nói thêm rằng tổng cộng 13,5 tỷ RM trong các khoản tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đã bị mất do tình trạng buôn bán bất hợp pháp kể từ năm 2015 - nhiều hơn số tiền mà Bộ Tư pháp Mỹ cho là đã bị tổn thất trong vụ bê bối 1MDB.

Trích dẫn bởi New Straits Times, Oxford Economics cho biết việc bán thuốc lá lậu ở Malaysia đã cho phép các tập đoàn buôn lậu tạo ra nguồn lợi nhuận lớn, được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động buôn lậu và các loại hoạt động phạm pháp khác.

Kinh doanh thuốc lá hợp pháp suy giảm

Tất nhiên, thuốc lá bất hợp pháp là mối đe dọa đối với các doanh nghiệp thuốc lá hợp pháp ở Malaysia.

Theo Oxford Economics, giá trung bình của một gói thuốc lá hợp pháp là 20,87 RM. Trong khi đó, một gói thuốc lá bất hợp pháp có thể chỉ có giá 4,5 RM, một nửa mức giá tối thiểu được chính phủ quy định.

Và trong khi tổng lượng tiêu thụ thuốc lá (cả hợp pháp và bất hợp pháp) đã tăng 7% kể từ năm 2015, việc bán thuốc lá hợp pháp lại giảm gần 1/3.

Tổn thất lớn

Do sự phát triển của tình trạng buôn bán bất hợp pháp, hai nhà máy thuốc lá của Malaysia - do tập đoàn sản xuất thuốc lá British American Tobacco (BAT) và Japan Tobacco International (JTI) điều hành - đã đóng cửa vào năm 2016. Những nhà máy này không chỉ đóng góp vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Malaysia, mà còn tạo ra doanh thu thuế và cung cấp việc làm cho người dân địa phương.

Vào thời kỳ đỉnh cao sản xuất năm 2013, hai nhà máy ước tính đã tạo ra khoảng 5.750 việc làm tại Malaysia, chiếm hơn 14% việc làm tại Putrajaya trong năm đó.

Hơn nữa, tổng giá trị doanh thu thuế được tạo ra từ các nhà máy này thông qua việc làm và hoạt động kinh tế năm 2013 được ước tính là 161 triệu RM.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters & UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ vọng cao vào Malaysia để thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và BRICS

Vào năm tới, khi Malaysia nhậm chức Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Thủ tướng Anwar Ibrahim sẽ có cơ hội thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa ASEAN và các thành viên chính của khối BRICS, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.

Kỳ vọng cao vào Malaysia để thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và BRICS

TIN MỚI

Return to top