Thế giới

Kỳ vọng cao vào Malaysia để thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và BRICS

ClockThứ Hai, 26/08/2024 17:17
TTH.VN - Vào năm tới, khi Malaysia nhậm chức Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Thủ tướng Anwar Ibrahim sẽ có cơ hội thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa ASEAN và các thành viên chính của khối BRICS, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.

FTA Canada - ASEAN có thể sẽ có hiệu lực vào năm tớiThương mại xuyên biên giới ASEAN nhanh chóng và số hóa: Biến xa lạ trở thành quenTập trung vào hành động khí hậu do trẻ em lãnh đạoNhật Bản sẽ cung cấp các dự án carbon thấp cho ASEAN

Cần đảm bảo khi hợp tác, các nước ASEAN và BRICS đều được hưởng lợi công bằng. Ảnh minh họa: Internet/tapchitaichinh.vn 

Quyền lực điều hành đến vào thời điểm quan trọng này sẽ cho phép Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim có một tầm nhìn mang tính chuyển đổi trong bối cảnh địa chính trị và kinh tế của Đông Nam Á.

Trong khuôn khổ hợp tác, Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đều đã khai thác và thể hiện hiệu quả sức mạnh tập thể của họ trong tiến trình quản lý kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy, ASEAN và BRICS có tiềm năng lớn về tăng cường quan hệ thương mại, tăng cơ hội đầu tư và quan hệ đối tác chiến lược. 

Để thúc đẩy tối đa tiềm năng hợp tác, cách tiếp cận của Thủ tướng Anwar có thể sẽ ưu tiên ngoại giao chủ động để tăng ảnh hưởng toàn cầu của ASEAN. Bằng cách liên kết các chiến lược kinh tế, chính trị của ASEAN với các chiến lược của BRICS, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đặt mục tiêu xây dựng một ASEAN mạnh mẽ và gắn kết hơn, có thể chịu đựng tốt áp lực từ bên ngoài và tận dụng hoàn hảo những cơ hội mới nổi.

Trung Quốc và Ấn Độ nằm trong số những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới và mối quan hệ thương mại của hai nước này với khu vực ASEAN cũng đã và đang chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể. Bằng cách tăng cường các mối quan hệ này, ASEAN sẽ được hưởng lợi về mặt kinh tế, từ đó thúc đẩy sự đa dạng hóa và khả năng phục hồi lớn hơn.

Một khía cạnh quan trọng trong sự lãnh đạo của Thủ tướng Anwar là vun đắp sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên ASEAN và BRICS ngoài các thỏa thuận kinh tế và chính trị và điều này đòi hỏi các trao đổi văn hóa và ngoại giao. Quyền lãnh đạo là rất có ý nghĩa và đóng vai trò lớn trong việc xây dựng các chiến lược giúp ASEAN có thể điều hướng hiệu quả những thay đổi này, trong khi vẫn duy trì được sự độc lập, trung lập và tối đa hóa lợi ích thu được từ các quan hệ đối tác.

Theo đó, vai trò của tân chủ tịch ASEAN năm tới được kỳ vọng sẽ mang đặc trưng là ngoại giao chủ động và cam kết, ưu tiên các sáng kiến thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa ASEAN và BRICS, tận dụng vị thế của Malaysia để tăng cường sức ảnh hưởng của ASEAN trong các vấn đề toàn cầu, có thể kể đến gồm giải quyết các thách thức như biến đổi khí hậu, bất bình đẳng kinh tế và các vấn đề an ninh thông qua nỗ lực hợp tác với các quốc gia BRICS.

Khi lên nắm quyền vào năm tới, tân chủ tịch ASEAN sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt khu vực Đông Nam Á vượt qua thách thức, đảm bảo tổ chức này vẫn độc lập, trung lập và tập trung vào việc thúc đẩy sự ổn định và thịnh vượng.

Đan Lê (Lược dịch từ NTS.com)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Return to top