Quan chức Mỹ và Cuba bắt tay sau khi ký kết thoả thuận xử lý vấn đề tràn dầu. Ảnh: Reuters
Sau khi ký kết thỏa thuận, ông Jeffrey DeLaurentis - Đại sứ đầu tiên của Mỹ tại Cuba cho biết, đây là một trong một loạt các thỏa thuận nhằm bảo vệ môi trường biển chung của 2 nước láng giềng cách nhau chỉ 90 dặm (145 km) trên mặt nước.
Trước đó, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump từng đe dọa sẽ xoá bỏ mối quan hệ vừa mới dịu lại giữa 2 nước, trừ khi Cuba có thêm một số nhượng bộ về chính trị và kinh tế.
Trong những tuần gần đây, các công ty Mỹ và chính quyền hiện tại của Tổng thống Barack Obama đã công bố một loạt các giao dịch nhỏ nhằm làm cho làm cho việc huỷ bỏ mối quan hệ bình thường hoá của ông Trump trở nên khó khăn hơn.
Hai cực thù thời chiến tranh lạnh trước đây cho biết hồi tháng trước rằng, họ hy vọng sẽ ký kết đến 6 hiệp định hợp tác trước ngày 20/1, khi Tổng thống Barack Obama mãn nhiệm và rời khỏi văn phòng.
Hiệp ước về các vấn đề tràn dầu lần này kêu gọi các bên chuẩn bị kế hoạch chung về ứng phó với thảm, kiểm tra và huấn luyện nhân viên, cùng với nhiều biện pháp xử lý khác.
"Thỏa thuận này đặc biệt quan trọng đối với người dân sống ở các cộng đồng ven biển, dọc theo bờ biển phía bắc của Cuba và miền nam Florida vì nó mang lại một biện pháp bảo vệ mạnh mẽ, chống lại các thảm họa trong tương lai," Dan Whittle, người đứng đầu dự án Quỹ Bảo vệ Môi trường New York tại Cuba tuyên bố.
Tổng thống Obama đã sử dụng quyền lực của mình để cải thiện quan hệ và các lỗ hổng trong các lệnh cấm vận thương mại của Hoa Kỳ vốn chỉ có thể được dỡ bỏ bởi Quốc hội. Trên thực tế, các giao dịch có thể bị đảo ngược bởi Tổng thống Trump.
Tính đến nay, hơn một chục hiệp định hợp tác đã được ký kết, từ lĩnh vực dịch vụ bưu chính cho đến việc hực thi pháp luật để bảo vệ sinh vật biển và chống buôn bán ma túy.
Các cuộc đàm phán về các vấn đề khó khăn như đòi bồi thường, dẫn độ các phạm nhân đào tẩu và trả lại căn cứ hải quân Guantanamo cho Cuba hiện vẫn đang được tiến hành.
Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters & CNA)