ClockThứ Ba, 04/09/2018 14:51

Mỹ Latin tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng di cư chưa từng có

Các quốc gia Mỹ Latin thời gian qua đã phải chứng kiến hàng triệu người dân rời bỏ quê hương để tới Mỹ hay châu Âu tìm kiếm việc làm hay chạy trốn xung đột và nay lại phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng người di cư, với quy mô chưa từng có ngay trong chính những đường biên giới của mình.

LHQ ra mắt kế hoạch toàn cầu tăng cường bảo vệ người di cư trong nướcPháp tổ chức hội nghị thượng đỉnh về di cưEU ủng hộ kế hoạch thu hút 50 tỷ USD giải quyết khủng hoảng di cưIOM: Bọn buôn người kiếm được 35 tỷ USD/năm từ cuộc khủng hoảng di cưLHQ: Khủng hoảng đói nghèo càng làm trầm trọng thêm vấn nạn di cư

Người nhập cư Venezuela ở một lều tạm tại Lima, Peru. Ảnh: Reuters
Những quan chức cấp cao hàng đầu phụ trách vấn đề nhập cư và các vấn đề về lãnh sự ngày 3/9 đã tập trung tại thủ đô Quito, Ecuador để giải quyết vấn đề cấp bách hàng đầu của khu vực này.

Dù theo thông báo là diễn ra trong 2 ngày  (3-4/9), song cho tới tận sáng 4/9, mới chỉ có 13 nước xác nhận sẽ tham dự nhằm tìm ra những phương thức hành động chung đối phó với làn sóng di cư từ Venezuela. Trong khi đó, Venezuela, nước liên quan chính cũng không cử đại diện tham dự cuộc họp ngày hôm qua.

Từ thủ đô Caracas, phó Tổng thống Venezuela Delcy Rodriguez ngày 3/9 cáo buộc các quan chức Liên Hợp Quốc và khu vực đã “phóng đại” các luồng người di cư Venezuela để “biện minh” cho “một cuộc can thiệp quốc tế”. Bà cũng chỉ trích những yêu cầu hỗ trợ tài chính của các nước trong khu vực, với cái cớ là “cuộc khủng hoảng nhân đạo”

“Chúng tôi sẽ không cho phép các hành động cô lập chính phủ, tìm cách biến một dòng người di cư bình thường thành  một cuộc khủng hoảng nhân đạo để biện minh cho cuộc can thiệp quốc tế vào tình hình Venezuela. Chúng tôi sẽ không cho phép điều này.”

 Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thứ trưởng Ngoại giao Ecuador Andrés Teran tuyên bố, điều quan trọng là phải đưa ra được những đề xuất nhằm mang lại giải pháp cho hàng trăm nghìn người Venezuela, mà vì nhiều lý do không thể có được quy chế tị nạn tại các nước trong khu vực.

Theo ông, những người này rất dễ bị tổn thương, dễ trở thành đối tượng của những kẻ buôn người, buôn lậu, bóc lột, không thể tiếp cận với các dịch vụ an sinh xã hội, bị phân biệt đối xử,...

Những đề xuất được đưa ra thảo luận trong 2 ngày họp này là thiết lập một hệ thống phân bổ hạn ngạch người nhập cư theo yêu cầu của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez hay thành lập một quỹ chung theo sáng kiến của  Liên Hợp Quốc như đề xuất của Colombia.

“Những gì mà chúng ta đang phải đối mặt không phải là một cuộc khủng hoảng bình thường, mà ngược lại là một cuộc khủng hoảng quy mô như đã từng xảy ra tại các khu vực khác trên thế giới. Đây là một cuộc khủng hoảng cần nhận được sự quan tâm của toàn cầu” - Ngoại trưởng Colombia Carlos Holmes Trujillo nói.

Theo các số liệu thống kê chính thức, hiện có khoảng 2,3 triệu người Venezuela, tức khoảng 7,5% dân số nước này sống ở nước ngoài, trong đó 1 triệu 600 nghìn người chỉ riêng từ năm 2015 khi cuộc khủng hoảng kinh tế trở nên trầm trọng hơn. Nếu như trước đây, Colombia, Peru và Ecuador là những nước tiếp nhận chính người nhập cư từ Venezuela, thì hiện nay làn sóng này đã mở rộng sang những nước Nam Mỹ khác như Brazil. Cuộc khủng hoảng nhập cư hiện nay là nghiêm trọng nhất trong lịch sử Mỹ Latin, thử thách khả năng của những nước tiếp nhận. Kể từ khi cuộc khủng hoảng bùng phát, họ đã phải đối mặt với làn sóng bài ngoại và tình trạng bạo lực ngày càng tăng như tại Brazil.

Theo Giáo sư Daniela Salazar thuộc Đại học San Francisco, Ecuador, vấn đề trước tiên là phải giải quyết được những lý do sâu sa của cuộc khủng hoảng, chứ không chỉ là tìm cách đối phó với nó. Bởi đây không chỉ là vấn đề về kinh tế, xã hội, mà còn về chính trị. Tổ chức các quốc gia châu Mỹ về phần mình cũng đã triệu tập một cuộc họp bất thường dự kiến vào ngày 5/9 để thảo luận về cuộc khủng hoảng này.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12: Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu

Trong bối cảnh dân số thế giới di chuyển không ngừng và nhanh chóng đến các thành phố, giải pháp để đảm bảo môi trường đô thị bền vững và an toàn cho người dân sẽ là một trong những nội dung được tập trung giải quyết tại Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12. Sự kiện đang được tổ chức từ ngày 4 - 8/11 tại Thủ đô Cairo, Ai Cập.

Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12 Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu
Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024. Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Bộ đã và đang thực hiện 5 giải pháp để góp phần thực hiện thành công Chiến lược này.

Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn
Thông tin doanh nghiệp:
Giải pháp CDN cho website có khối lượng dữ liệu khổng lồ

Bạn đang sở hữu một website với kho tàng dữ liệu đồ sộ? Liệu người dùng có thực sự hài lòng với tốc độ tải trang của bạn? Giải pháp CDN chính là giải pháp cho những vấn đề trên. Với mạng lưới máy chủ phân tán rộng khắp toàn cầu, CDN giúp phân phối nội dung đến người dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Cùng tìm hiểu kỹ hơn thông tin này qua bài viết sau.

Giải pháp CDN cho website có khối lượng dữ liệu khổng lồ
Giải pháp làm mát bền vững có thể giúp các nền kinh tế đang phát triển tiết kiệm 8.000 tỷ USD

Theo báo cáo vừa được Liên minh Tăng cường hiệu quả làm mát của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) công bố, thị trường làm mát ở các nền kinh tế đang phát triển dự kiến sẽ tăng gấp đôi từ khoảng 300 tỷ USD/năm hiện nay lên ít nhất 600 tỷ USD/năm vào năm 2050. Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong lĩnh vực làm mát dự kiến sẽ diễn ra ở châu Phi - nơi thị trường sẽ tăng gấp 7 lần, và ở Nam Á - nơi sẽ tăng gấp 4 lần về quy mô.

Giải pháp làm mát bền vững có thể giúp các nền kinh tế đang phát triển tiết kiệm 8 000 tỷ USD
Return to top