ClockChủ Nhật, 07/10/2018 07:13

Mỹ: Niềm tin tăng trưởng ngày càng được củng cố

TTH.VN - Sau hơn 10 năm kể từ khi ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 nước Mỹ Lehman Brothers tuyên bố phá sản, kéo theo đợt khủng hoàn kinh tế toàn cầu nghiêm trọng, Mỹ đã chính thức quay lại trục đường chính của mình.

Kinh tế Australia 27 năm liền không suy thoáiDBS: 10 nền kinh tế lớn của châu Á sẽ tăng trưởng mạnh mẽADB: Căng thẳng thương mại đặt ra rủi ro cho tăng trưởng châu ÁChủ tịch Fed Jerome Powell tiết lộ tiến trình nâng lãi suấtFED tăng lãi suất: Khủng hoảng chờ các nước đang phát triển?Mỹ: Fed chia rẽ về kế hoạch tăng lãi suất trong năm 2018

Ảnh minh họa: Money News Daily

Tờ Sputnik News ngày 6/10 đưa tin, lãnh đạo Ngân hàng trung ương Mỹ, quan chức nội các và các nhà đầu tư bày tỏ niềm tin vững vàng cho thấy nền kinh tế Mỹ đang trên đà tăng trưởng trở lại, nhờ vào thị trường lao động vững chắc, tâm lý tiêu dùng cao và sự trỗi dậy của các ngành công nghiệp trong nước.

Cụ thể, các nhà đầu tư cho rằng Kristian Rouz – giai đoạn kinh tế Mỹ phát triển chậm chạp trong vòng một thập kỷ dường như đã qua. Điều này được thể hiện rõ nhất khi GDP đang có đạt được đà tăng trưởng tốt, tỷ lệ thất nghiệp giảm và lợi suất trái phiếu tăng, cùng lúc hỗ trợ củng cố niềm tin tiêu dùng và thúc đẩy kỳ vọng về lợi nhuận ngày càng tăng của khu vực tư nhân.

Sau hơn 10 năm kể từ khi ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 nước Mỹ Lehman Brothers tuyên bố phá sản, kéo theo đợt khủng hoàn kinh tế toàn cầu nghiêm trọng, Mỹ đã chính thức quay lại trục đường chính của mình. Theo Chủ tịch Cục dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell, một thị trường lao động phát triển mạnh, cộng thêm lạm phát gần mục tiêu 2% của FED là những minh chứng cho thấy tăng trưởng GDP sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai gần.

Tuy nhiên, Chủ tịch Powell cũng cho biết chu kỳ kinh doanh hiện tại đã vượt quá vòng đời bình quân 10 năm. Do đó nhiều khả năng tốc độ tăng trưởng GDP sẽ không đồng đều và có phần hỗn loạn. Vấn đề này xảy ra khi Bộ Lao động Mỹ chỉ ra rằng tỷ lệ thất nghiệp ở nước này đã giảm xuống còn 3,7% trong tháng 9, mức thấp nhất từ tháng 12/1969, trong khi cơ hội việc làm đã giảm xuống còn 134.000 trong cùng tháng. Được biết, dịch vụ, y tế và xây dựng là ba trong số các ngành nghề có nhiều lao động mới nhất. Trong giai đoạn này, mức lương trung bình cũng được xem xét tăng dần lên khi các nhà tuyển dụng đang cạnh tranh mãnh liệt để thu hút nhân tài, lấp đầy bộ máy lao động.

Theo đó, mức lương trung bình hằng giờ đã tăng 2,8% trong tháng 9. 87.000 cơ hội việc làm cũng đã được lấp đầy trong hai tháng 7,8 vừa qua. Tuy nhiên, sau khi Mỹ bị siêu bão Florence tấn công, ước tính có khoảng 18.000 việc làm đã bị ảnh hưởng.

Hiện tại, nền kinh tế Mỹ được ước tính sẽ đạt mức tăng trưởng vào khoảng 3%/ năm. Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng tốc độ tăng trưởng mở rộng như hiện tại sẽ tiếp tục phát triển bền vững trong thời gian tới.

Bất chấp một số rủi ro, thách thức vẫn còn tồn tại như nợ hộ gia đình cao, tăng trưởng không đồng đều... giới chuyên môn tự tin nhận định các vấn đề này sẽ nhanh chóng được giải quyết nhờ vào các chính sách phù hợp.

Đan Lê (Lược dịch từ Sputnik News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top