ClockChủ Nhật, 22/07/2018 14:49

DBS: 10 nền kinh tế lớn của châu Á sẽ tăng trưởng mạnh mẽ

TTH.VN - 10 nền kinh tế lớn của châu Á được dự kiến ​​sẽ tăng trưởng mạnh mẽ và đạt trên 28 nghìn tỷ USD tổng GDP thực tế, nhiều hơn so với Mỹ đến năm 2030, tờ Devdiscourse ngày 22/7 trích dẫn một báo cáo của hãng DBS cho hay.

ADB: Căng thẳng thương mại đặt ra rủi ro cho tăng trưởng châu ÁChâu Á cải thiện vị trí trong xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầuCăng thẳng thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng đến các nước châu ÁSingapore: “Châu Á là điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu”WB ra dự báo tăng trưởng GDP châu Á năm 2018

10 nền kinh tế lớn của châu Á được dự kiến ​đạt trên 28 nghìn tỷ USD tổng GDP thực tế đến năm 2030. Ảnh: AFP

Theo đó, 10 nền kinh tế của khu vực châu Á bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Đến năm 2030, 10 nền kinh tế này sẽ tăng trưởng rất mạnh mẽ, tổng đạt trên 28,35 nghìn tỷ USD GDP thực tế, trong khi Mỹ được dự báo đạt 22,33 nghìn tỷ USD.

"Chúng tôi kỳ vọng 10 nền kinh tế châu Á sẽ vượt Mỹ đến năm 2030", DBS khẳng định trong báo cáo.

Theo các dịch vụ tài chính toàn cầu, châu Á có một tương lai kinh tế tươi sáng; tuy nhiên, tất cả các nền kinh tế châu Á đều phải đối mặt với một số vấn đề chung. Đó là biến đổi khí hậu, bất bình đẳng gia tăng, môi trường xấu đi đối với thương mại và gián đoạn công nghệ có nguy cơ kéo lùi những con số tăng trưởng.

"Một số động lực đã và đang hỗ trợ sự phát triển kinh tế của các nền kinh tế châu Á trong những thập kỷ gần đây đang suy yếu, đồng thời cũng có nhiều thay đổi trong môi trường quốc tế", DBS lưu ý.

Báo cáo tiếp tục cho biết, lợi tức dân số mà nhiều quốc gia châu Á được hưởng lợi từ thời gian trước đây hiện có khả năng không còn giá trị. Dân số trẻ tạo ra "thách thức" về tạo việc làm, trong trường hợp không có việc làm thì tỷ lệ thất nghiệp cao, dẫn đến cả thách thức kinh tế lẫn xã hội/chính trị.

"Các quốc gia như Ấn Độ và Philippines sẽ cần phải nỗ lực để tạo việc làm cho dân số trẻ, trong khi các quốc gia có dân số già như Singapore, Nhật Bản và Trung Quốc có thể phải bù đắp thông qua việc tích cực sử dụng các công nghệ mới", báo cáo nói thêm.

Bên cạnh đó, chủ nghĩa bảo hộ leo thang từ các nền kinh tế toàn cầu sẽ đóng vai trò như một mối đe dọa cho các luồng đầu tư vào châu Á. Bảo hộ thương mại leo thang sẽ làm giảm dòng thương mại và đầu tư trong khu vực; DBS cũng lưu ý, châu Á là một trong những khu vực tiếp xúc với chủ nghĩa bảo hộ lớn nhất trên thế giới và xung đột thương mại sẽ có tác động đối với triển vọng kinh tế của châu Á.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Press Trust of India & Devdiscourse)  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số
Return to top