ClockThứ Năm, 01/08/2019 14:45

Mỹ sẽ gia hạn miễn trừ trừng phạt hạt nhân Iran thêm 90 ngày

Lệnh miễn trừ hạt nhân của Mỹ đối với Iran sẽ được nới rộng thêm 90 ngày.

Ngoại trưởng Mỹ sẵn sàng đến Iran đàm phánMỹ cam kết đàm phán một thỏa thuận mới và toàn diện với IranTổng thống Trump chủ trì cuộc họp của Hội đồng bảo an về Iran giữa lúc căng thẳng

Một nhà máy nước lặng ở Arak, Iran. Ảnh: Fars News.

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton hôm 31/7/2019 công bố rằng Mỹ sẽ gia hạn lệnh miễn trừ các lệnh trừng phạt chính của nước này đối với 5 chương trình hạt nhân của Iran thêm tổng cộng 90 ngày.

Ông Bolton phát biểu trong 1 phỏng vấn với Fox Business: “Ý ở đây là chúng tôi sẽ theo dõi các hoạt động hạt nhân này rất sát sao. Vì vậy đây là một sự gia hạn rất ngắn, kéo dài 90 ngày.”

Trước đó trong ngày 31/7, một nguồn tin giấu tên nói với tờ Washington Post rằng “các lệnh miễn trừ này có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào, tùy theo diễn biến tình hình Iran, nhưng do các mối quan ngại chính đáng của Bộ Tài chính Mỹ, nên chúng tôi đã quyết định gia hạn vào lúc này”.

Đây sẽ là lần thứ 2 Mỹ gia hạn lệnh miễn trừ trừng phạt đối với các nhà máy điện [hạt nhân] Arak, Fordow, Bushehr của Iran.

Các lệnh miễn trừ này cho phép Nga, Trung Quốc và các quốc gia châu Âu tiếp tục các dự án với các cơ sở hạt nhân trên đất Iran mà không gặp phải lệnh trừng phạt từ Mỹ.

Các dự án hợp tác hạt nhân dân sự của các nước liên quan đã được thiết lập theo các hướng dẫn đề ra trong Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện 2015 (JCPOA), còn được gọi là thỏa thuận hạt nhân Iran. Thỏa thuận này sụp đổ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lựa chọn rút Mỹ khỏi thỏa thuận vào tháng 5/2018.

Hôm 30/7, Washington đưa ra lời yêu cầu chính thức London, Paris và Berlin tham gia cùng họ trong cuộc chiến chống điều mà họ cáo buộc là sự gây hấn của Tehran ở eo biển Hormuz.

Đức và Pháp tỏ ra ngần ngại về chiến dịch “áp lực tối đa” của Mỹ, còn Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ra thông cáo kêu gọi một giải pháp ngoại giao, phi quân sự.

Maas nói: “Chúng tôi phải thực hiện mọi nỗ lực để tránh leo thang căng thẳng ở eo biển Hormuz... Chúng tôi sẽ tìm kiếm giải pháp làm giảm căng thẳng. Không thể dùng giải pháp quân sự đối với vấn đề này”.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan của Đảng để thực sự là hạt nhân trí tuệ, đội tiên phong lãnh đạo cơ quan nhà nước

Để hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược mà Đại hội XIII đã đề ra, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước, trong cuộc trao đổi trực tiếp chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, ngày 25/11 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định nhiệm vụ: Tập trung tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan của Đảng, thực sự là hạt nhân trí tuệ, là “Bộ tổng tham mưu”, là đội tiên phong lãnh đạo cơ quan nhà nước.

Tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan của Đảng để thực sự là hạt nhân trí tuệ, đội tiên phong lãnh đạo cơ quan nhà nước
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top