ClockChủ Nhật, 09/04/2017 20:09

Nhật Bản, ASEAN đẩy mạnh các cuộc hội đàm về RCEP

TTH - Theo tin từ Nikkei ngày 9/4, các Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thống nhất sẽ nỗ lực để ký kết một thỏa thuận mậu dịch tự do lớn ở châu Á, còn gọi là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Hiroshige Seko (bên trái), Bộ trưởng Thương mại Philippines Ramon Lopez và Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh ở Osaka ngày 8/4/2017. Ảnh: Nikkei

Trong cuộc họp vừa kết thúc tại Osaka, Nhật Bản, các Bộ trưởng cũng đồng ý xem xét việc phát triển tài năng, thiết lập quy tắc và hợp tác kinh tế trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng để thực hiện một khuôn khổ thương mại tự do toàn diện, chất lượng cao và các bên đều có lợi.

Phát biểu tại cuộc họp báo sau hội nghị, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Hiroshige Seko nhấn mạnh: "RCEP là chìa khóa để ngăn chặn làn sóng chủ nghĩa bảo hộ. Chúng tôi đã đạt được sự đồng thuận trong việc tìm kiếm một thỏa thuận chất lượng. Đây là một bước tiến quan trọng trong tiến trình hoàn tất RCEP".

Dựa vào thỏa thuận mới đạt được, Nhật Bản dự kiến ​​sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể về gói hợp tác với ASEAN, bao gồm việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước thành viên của khối.

Ông Ramon Lopez - Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Philippine, nước hiện đang nắm giữ vị trí chủ tịch luân phiên của ASEAN, bày tỏ hy vọng sẽ nhanh chóng hoàn tất các cuộc đàm phán RCEP và tiến tới đạt được thoả thuận vào cuối năm 2017.

RCEP là một hiệp định thương mại tự do được đề xuất giữa các quốc gia ASEAN và 6 nước khác mà ASEAN đã có Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand. Sau khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không được Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ, RCEP được xem là một giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các quốc gia ở châu Á-Thái Bình Dương.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Nikkei & Kyodo)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục

Nhật Bản đã ghi nhận mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục 15,82 nghìn tỷ yen (tương đương 103 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài chính 2024, được thúc đẩy bởi lợi nhuận gia tăng từ các khoản đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đồng yen yếu đi.

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top