ClockThứ Hai, 26/08/2019 21:23
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7:

Nhiều vấn đề cần giải quyết

TTH - Các nhà lãnh đạo G7 vừa kết thúc kỳ hội nghị thượng đỉnh vào ngày 26/8 với các cuộc thảo luận về nhiều vấn đề trên thế giới, bao gồm hàng loạt vụ cháy phá hủy rừng nhiệt đới Amazon. Tuy nhiên, dường như mọi kết quả bàn bạc đều bị lu mờ bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang rất phức tạp và tương lai về sự thống nhất của khối.

Nga sẽ là chủ đề “nóng” tại Hội nghị thượng đỉnh G7?Tổng thống Trump nhắc lại lời kêu gọi Nga tái nhập G7

Lãnh đạo các nước tại hội nghị thượng đỉnh G7. Ảnh: Sputnik News

Sau phiên bế mạc, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tham gia buổi họp báo chung.

Sau những bất đồng trong kỳ hội nghị trước, năm nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh, ông đã tìm thấy sự hòa hợp với các lãnh đạo khác của nhóm bao gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản.

Trong bối cảnh mối quan hệ giữa Iran và Mỹ đang căng thẳng, sự xuất hiện của Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif khiến phái đoàn Mỹ bất ngờ và tạo nên một số thách thức cho chủ nhà Pháp, nhất là khi Tổng thống Emmanuel Macron đang nỗ lực tìm cách xoa dịu căng thẳng giữa hai nước. Đối với vấn đề hạt nhân Iran, kế hoạch hành động chung đã không được nhất trí. Thay vào đó, các nước thành viên G7 tuyên bố sẽ có cách riêng của mình.

Về một khía cạnh khác, đại diện phía Trung Quốc, Phó Thủ tướng Lưu Hạc cho biết: Nước này sẵn sàng giải quyết các tranh chấp thương mại với Mỹ thông qua các cuộc đàm phán “bình tĩnh” và kiên quyết phản đối sự leo thang trong xung đột. Trước những phát biểu cứng rắn của Mỹ, vị lãnh đạo khẳng định chiến tranh thương mại leo thang là không tốt cho cả Trung Quốc, Mỹ, cũng như lợi ích của người dân trên thế giới. Trung Quốc luôn hoan nghênh doanh nghiệp từ khắp mọi nơi, bao gồm cả Mỹ đến đầu tư và hoạt động tại thị trường nước này. Trong đó các công ty Mỹ sẽ luôn được đối xử tốt tại đây.

Chương trình nghị sự cũng thảo luận về cách thức đối phó với hỏa hoạn ở Amazon – vụ việc mà các lãnh đạo gọi là sự tấn công vào lá phổi xanh của thế giới. Trong đó, một số quốc gia đã gần như đồng ý sẽ tài trợ kỹ thuật và tài chính để cải thiện vấn đề.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top