ClockThứ Tư, 25/05/2016 19:13

Quan hệ ASEAN+3 & EAS đóng vai trò quan trọng trong giáo dục

TTH - Phát biểu khai mạc tại Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 9 (ASED 9) diễn ra từ ngày 25-26/5 ở Malaysia, Bộ trưởng Giáo dục Malaysia, ông Datuk Seri Mahdzir Khalid nói rằng, việc thiết lập quan hệ đối tác giữa ASEAN+3 với các nước tham gia Cấp cao Đông Á (EAS) đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng hợp tác giáo dục ngoài khu vực ASEAN.

Bộ trưởng Giáo dục Malaysia Datuk Seri Mahdzir Khalid phát biểu khai mạc ASED 9 hôm 25/5. Ảnh: NST

Mối quan hệ đó tạo điều kiện cho các nước thành viên ASEAN xây dựng nguồn nhân lực giúp tăng cường khả năng cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới, ông Khalid nói thêm.

Hơn nữa, “ASEAN có dân số hơn 600 triệu người và nền kinh tế đạt trên 2.323 nghìn tỷ USD. Điều đó cho thấy các nước ASEAN có tiềm năng đáng kể trong việc cạnh tranh toàn cầu. Chìa khóa phát triển tiềm năng này là giáo dục. Chúng ta cần phải mở đường để đảm bảo 600 triệu người này có được kiến ​​thức để đóng góp hiệu quả, hướng tới một cộng đồng sôi động và trách nhiệm”, ông Khalid nhấn mạnh.

LÊ THẢO (Lược dịch từ NST & Newsunited)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục tài chính trong trường học

Giáo dục tài chính cho học sinh không chỉ giúp các em biết sống trách nhiệm, trân quý giá trị lao động, biết chia sẻ với ông bà, cha mẹ mà còn là nền tảng quan trọng giúp các bạn trẻ biết lập kế hoạch ngân sách cho cuộc sống tự chủ ở hiện tại và tương lai.

Giáo dục tài chính trong trường học
“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Vui vẻ, hào hứng, bổ ích là những cảm nhận của những “du khách học trò” sau khi tham gia chương trình “Giáo dục di sản” (GDDS) do Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế tổ chức.

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học
Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
Return to top