ClockThứ Tư, 12/04/2017 14:15

Quốc hội Ai Cập phê chuẩn lệnh tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc

Lệnh tình trạng khẩn cấp sẽ cho phép nhà chức trách bắt giữ đối tượng tình nghi không cần lệnh và khám xét nhà người dân.

Liên Hiệp quốc lên án mạnh mẽ loạt vụ đánh bom tại Ai CậpAi Cập tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau các vụ đánh bom của IS

Quốc hội Ai Cập ngày 11/4 thông qua lệnh tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc kéo dài 3 tháng, sau khi xảy ra hai vụ đánh bom tại các nhà thờ Cơ đốc giáo của nước này khiến hàng chục người thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương.

Hiện trường vụ đánh bom nhà thờ ở Tanta, Ai Cập. (Ảnh: EPA)
Lệnh tình trạng khẩn cấp sẽ cho phép nhà chức trách bắt giữ đối tượng tình nghi không cần lệnh và khám xét nhà người dân.

Phát biểu trước quốc hội, Thủ tướng Ai Cập Sherif Ismail cho biết, việc ban bố lệnh tình trạng khẩn cấp là điều cần thiết nhằm chống lại kẻ thù của người dân và đất nước, trao quyền hạn lớn hơn cho các cơ quan chức năng để tăng cường tính linh hoạt và khả năng sẵn sàng đối phó với những kẻ thủ ác sẵn sàng thực hiện hành vi tấn công khủng bố. 

Trước đó, tối 9/4 chỉ vài giờ sau vụ tấn công nhà thờ Cơ đốc giáo ở thành phố Tanta, phía Bắc thủ đô Cairo và nhà thờ Thánh Mark ở thành phố Alexandria, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi đã ban bố lệnh tình trạng khẩn cấp nêu trên.

Theo ông El-Sisi, động thái này là nhằm bảo vệ đất nước và ngăn chặn các hành động tấn công khủng bố. Lệnh tình trạng khẩn cấp đã được nội các Ai Cập thông qua hôm qua, trước khi trình lên Quốc hội./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV:
Tạo cơ sở pháp lý để phòng, chống tội phạm

Thảo luận tại tổ về Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh đặc biệt quan tâm đến việc quản lý các loại vũ khí.

Tạo cơ sở pháp lý để phòng, chống tội phạm
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV:
Cần xác định cơ quan quản lý của lưu trữ dự phòng

Đó là đề nghị của Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thị Sửu. “Lưu trữ dự phòng được thực hiện đối với tài liệu có giá trị đặc biệt, tài liệu lưu trữ vĩnh viễn có nguy cơ bị hư hỏng nặng. Như vậy, công tác lưu trữ dự phòng không kém phần quan trọng so với công tác lưu trữ lịch sử. Tuy nhiên, ở khoản 4, Điều 22 lại không xác định cụ thể cơ quan quản lý lưu trữ dự phòng; hiện đang quy định chung là cơ quan quản lý lưu trữ tài liệu, đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung”, bà Sửu nêu ý kiến.

Cần xác định cơ quan quản lý của lưu trữ dự phòng
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV:
Tập trung nguồn lực để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 23/5, Quốc hội tiến hành thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN những tháng đầu năm 2024; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; thảo luận tại hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Tập trung nguồn lực để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Return to top