ClockThứ Bảy, 08/06/2019 06:25

Thứ trưởng Lê Hoài Trung họp báo sau khi Việt Nam trúng cử

Thứ trưởng Lê Hoài Trung: sự ủng hộ và tin tưởng cũng đồng hành với nhiều kỳ vọng đối với Việt Nam khi được trúng cử Ủy viên không thường trực HĐBA.

Những đóng góp tích cực của Việt Nam trong các hoạt động của LHQNhiều nước ủng hộ Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo anViệt Nam và cơ hội để trở thành thành viên của Hội đồng bảo an LHQ

Khóa họp thứ 73 của Đại hội đồng Liên Hiệp quốc ngày 07/06 đã bầu ra 5 thành viên không thường trực mới của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng LHQ diễn ra vào sáng ngày 7/6 (theo giờ Mỹ), và với 192 phiếu trên tổng số 193 phiếu hợp lệ Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên không chính thức của Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021. Đây là lần thứ hai Việt Nam nắm giữ trọng trách này. Lần đầu tiên là nhiệm kỳ 2008-2009 với Việt Nam là Chủ tịch Hội đồng bảo an trong tháng 07/2008 và tháng 10/2009.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung họp báo sau lễ bỏ phiếu

Phát biểu tại cuộc họp báo sau lễ bỏ phiếu, Thứ trưởng bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung cho biết: “Mới đây thôi, Việt Nam được vinh dự bầu chọn là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Thay mặt chính phủ và nhân dân Việt Nam, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn tới tất cả các nước thành viên đã tin tưởng chúng tôi với trọng trách này. Sự ủng hộ lớn lao mà Việt Nam nhận được, thể hiện qua 192 phiếu bầu, là sự thể hiện niềm tin của các quốc gia thành viên đối với Việt Nam và chính sách đối ngoại hòa bình và độc lập của Việt Nam cũng như vai trò xây dựng và trách nhiệm của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc”.

Thứ trưởng Lê Hoài Trung cũng nhấn mạnh, sự ủng hộ và tin tưởng cũng đồng hành với nhiều kỳ vọng đối với Việt Nam và Việt Nam sẽ nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ thành viên với mọi khả năng của mình. “Để thực hiện các nghĩa vụ của mình, Việt Nam sẽ được định hướng bởi Hiến chương và các quy tắc cơ bản của LHQ, cụ thể là tôn trọng đối với bình đẳng chủ quyền và độc lập chính trị của các quốc gia, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực và giải quyết hòa bình các xung đột. Việt Nam tiếp tục tin tưởng vai trò không thể thiếu của hợp tác đa phương và Liên Hiệp quốc nói riêng, trong việc giải quyết các thách thức của thời đại.

Việt Nam sẽ nỗ lực xây dựng mối quan hệ đối tác và đồng thuận trong HĐBA nhằm cùng tìm kiếm các giải pháp lâu dài cho các vấn đề an ninh và hòa bình thế giới. Chúng tôi sẽ tham vấn với các thành viên khác của LHQ để hiểu rõ lợi ích và quan điểm của nhau cũng như chia sẻ sáng kiến và ý tưởng nhằm tìm ra các điểm tương đồng, thu hẹp bất đồng và tìm giải pháp cho các vấn đề ảnh hưởng tới tất cả các bên.”

Trong nhiệm kỳ 2 năm của mình, Việt Nam sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực trụ cột, bao gồm: tăng cường phối hợp giữa HĐBA và các tổ chức khu vực trong việc phòng ngừa xung đột; tái thiết và xây dựng hòa bình sau xung đột; và tăng cường bảo vệ dân thường cũng như thúc đẩy các công việc của HĐBA liên quan tới phụ nữ, hòa bình và an ninh, và trẻ em và các cuộc xung đột vũ trang. Việt Nam sẽ thay thế Kuwait đại diện nhóm châu Á- Thái Bình Dương và theo cơ chế luân phiên, Việt Nam sẽ là chủ tịch Hội đồng bảo an LHQ ngay trong tháng 01/2020./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua

NDO - Chiều 10/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam.

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua
Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển

TIN MỚI

Return to top