ClockThứ Sáu, 12/07/2019 07:53

Châu Phi hy vọng đột phá về kinh tế lớn nhờ Hiệp định thương mại tự do

Khu vực thương mại tự do châu Phi (AFCFTA) là một trong những dự án hàng đầu của "Chương trình nghị sự 2063” của Liên minh Châu Phi (AU) nhằm biến châu lục thành một cường quốc toàn cầu trong tương lai.

1.000 người tử vong ở Libya: Liên Hiệp quốc kêu gọi ngừng bắnUng thư là thảm họa của châu ÁHàng không châu Á đối mặt sự thiếu hụt phi công nghiêm trọngSiêu bão Idai gây thảm hoạ kỷ lục ở châu PhiEU đẩy mạnh hợp tác với châu Phi để kiểm soát dòng người di cư

Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari ký Hiệp định Thương mại tự do châu Phi tháng 7/2019. Nguồn: Pulse.ng.

Việc triển khai giai đoạn hoạt động của AFCFTA mở ra nhiều cơ hội mới cho các nền kinh tế châu Phi.

AU ước tính AFCFTA sẽ gia tăng thương mại nội khối châu Phi lên gần 60% vào năm 2022 và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế châu lục. Các chuyên cho rằng nếu thực hiện thành công, giá trị thương mại cả trong và ngoài châu Phi sẽ tăng theo cấp số nhân. AFCFTA có thể tạo ra khối lượng thương mại kết hợp 6.700 tỷ USD vào năm 2030. Nó cũng sẽ thúc đẩy phát triển công nghiệp, mở rộng đa dạng hóa kinh tế và tăng cơ hội việc làm cho cả phụ nữ và thanh niên.

Trong khi đó, báo cáo của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD) 2019 cho rằng AFCFTA là một thành tựu mang tính bước ngoặt trong việc thúc đẩy hội nhập khu vực để thống nhất lục địa. Chỉ riêng giai đoạn chuyển đổi sang AFCFTA có thể tạo ra lợi nhuận phúc lợi 16,1 tỷ USD và thúc đẩy thương mại nội địa châu Phi thêm 33%.

AFCFTA là cơ hội đổi mới của châu Phi để lèo lái các mối quan hệ kinh tế khỏi sự phụ thuộc vào các nhà tài trợ bên ngoài, chủ nợ nước ngoài và sự phụ thuộc hàng hóa quá mức, thay vào đó là một kỷ nguyên kinh tế và chính trị mới tập trung vào hợp tác mạnh mẽ, hội nhập sâu hơn và mức độ thương mại nội bộ cao hơn. AFCFTA có thể thúc đẩy các nền kinh tế châu Phi bằng cách hài hòa tự do hóa thương mại ở cấp lục địa, thúc đẩy đa dạng hóa kinh tế và thương mại nội bộ châu Phi và thúc đẩy một ngành sản xuất cạnh tranh hơn.

Hiện tại thương mại nội bộ châu Phi chỉ chiếm 15%, so với khoảng 47% ở Mỹ, 61% ở châu Á và 67% ở châu Âu, nhưng AFCFTA có thể thay đổi hoàn toàn điều này. UNCTAD ước tính rằng nếu thỏa thuận được thực thi đầy đủ, tổng sản phẩm quốc nội của hầu hết các nước châu Phi có thể tăng từ 1-3% sau khi tất cả các mức thuế quan được loại bỏ. AFCFTA dự kiến sẽ thúc đẩy thương mại nội bộ châu Phi tăng thêm 33% sau khi tự do hóa thuế quan hoàn toàn thu hút đầu tư vào nội bộ châu Phi và tạo cơ hội thị trường để thúc đẩy công nghiệp hóa Châu Phi thông qua các chuỗi giá trị khu vực. Bằng cách cấp cho nhau ưu tiên thương mại, các quốc gia thành viên AFCFTA sẽ cung cấp nhiều hàng hóa trung gian và cuối cùng hơn là nhập khẩu từ nước ngoài. Thông qua hỗ trợ thương mại nội bộ châu Phi, AFCFTA cũng sẽ thúc đẩy chương trình nghị sự công nghiệp hóa của Châu Phi thông qua phát triển chuỗi giá trị khu vực, giảm sự phụ thuộc của Châu Phi vào hàng hóa và tạo ra việc làm cần thiết để khai thác nguồn nhân lực của châu lục.

Tuy nhiên, việc hiện thực hóa toàn bộ lợi ích tiềm năng từ AFCFTA sẽ đòi hỏi một loạt các chính sách bổ sung để giải quyết nhiều thách thức. Theo Tiến sĩ Joy Kategekwa, Trưởng văn phòng khu vực châu Phi của UNCTAD, các quốc gia thành viên của AFCFTA có thể hưởng lợi từ các thỏa thuận của AFCFTA nếu Quy tắc xuất xứ được thiết kể đơn giản và thân thiện với doanh nghiệp. Quy tắc xuất xứ là một “hộ chiếu”, cho phép hàng hóa được miễn thuế trong khuôn khổ AFCFTA miễn là những hàng hóa này đủ điều kiện có nguồn gốc theo quy định. Do đó, để giúp các công ty tiếp cận được Quy tắc xuất xứ AFCFTA, cần tạo ra một nền tảng thương mại nội bộ trực tuyến với vai trò như một kho lưu trữ quy tắc xuất xứ bằng nhiều ngôn ngữ địa phương.

Có thể nói, khuôn khổ chiến lược AFCFTA tái tập trung các nỗ lực của châu Phi nhằm mang lại sự phát triển kinh tế và xã hội, hội nhập lục địa và khu vực, và quản trị dân chủ giữa các lợi ích khác cho người dân. AFCFTA sẽ cho phép các nhà giao dịch từ khắp châu Phi khai thác các thỏa thuận giao dịch ưu đãi do AFCFTA cung cấp. Mục đích bao trùm là tăng tốc thương mại nội bộ châu Phi, và thúc đẩy vị thế thương mại của châu Phi trên thị trường toàn cầu thông qua tiếng nói chung được củng cố và không gian chính sách lớn hơn trong các cuộc đàm phán thương mại toàn cầu.

Một số khó khăn cần giải quyết

Mặc dù AFCFTA mang đến những cơ hội việc làm và tăng trưởng mới cho các nền kinh tế châu Phi, nhưng sự gia tăng mối liên kết kinh tế giữa các quốc gia châu Phi cũng có thể làm tăng nguy cơ về các vấn đề kinh tế của các quốc gia hay những mối quan ngại của các quốc gia không có cùng mức lợi ích.

Ngoài ra, AFCFTA có khả năng phân phối lợi nhuận không công bằng giữa các quốc gia thành viên. Do đó, các chính phủ của AU đang nghiên cứu về các tác động bất lợi của AFCFTA đối với tăng trưởng kinh tế của ngành nông nghiệp. Mặt khác, một số khó khăn cản trở AFCFTA gồm cơ sở hạ tầng yếu kém giữa các quốc gia; nhiều nền kinh tế của các nước thành viên không có tính bổ trợ lẫn nhau về cơ cấu hàng hóa; sự chồng chéo về các cam kết thương mại vì mỗi quốc gia thành viên lại là thành viên của một hay nhiều khối liên minh thuế quan khu vực khác; sự yếu kém năng lực về thể chế, tổ chức thực hiện và năng lực sản xuất.

Thư ký điều hành của Ủy ban Kinh tế Châu Phi (ECA) Vera Songwe, nhấn mạnh rằng để đưa AFCFTA vào hoạt động, AU cần tăng cường hiệu quả của của hoạt động cạnh tranh, chính sách công nghiệp và quyền sở hữu. Trong khi đó, Tổng thư ký của UNCTAD Mukhisa Kituyi cũng khẳng định cạnh tranh, đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ là những yêu cầu quan trọng trong giai đoạn tiếp theo của AFCFTA. Ông Kituyi bày tỏ sự đoàn kết và hợp tác với ECA và AU; đồng thời hối thúc cộng đồng doanh nghiệp châu Phi bắt đầu các nỗ lực hội nhập trên châu lục.

Là một đối tác thương mại truyền thống của các nước châu Phi, Việt Nam sẽ có chứng kiến những tác động đa chiều khi AFCFTA đi vào hoạt động chính thức. Các chuyên gia kinh tế cho rằng sau khi Việt Nam ký kết thành công 2 Hiệp định lớn là “Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), và mới đây là “Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu – EVFTA”, Việt Nam cần sớm có định hướng để tiến hành nghiên cứu và đàm phán, hướng tới ký kết Hiệp định thương mại tự do với lục địa châu Phi, để tăng kim ngạch xuất khẩu, giảm nhập siêu.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua

NDO - Chiều 10/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam.

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua
Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển

TIN MỚI

Return to top