ClockThứ Tư, 01/02/2017 06:53

Nước Mỹ chia rẽ sau lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump

TTH.VN - Nước Mỹ đang bị chia rẽ sâu sắc trước lệnh tạm thời cấm nhập cảnh vào Mỹ đối với tất cả những người tị nạn và người dân từ 7 quốc gia Hồi giáo mà Tổng thống Donald Trump vừa ký kết, khi có gần một nửa số người tham gia cuộc thăm dò ý kiến ​​của Reuters / Ipsos mới đây đồng ý với biện pháp này.

Nhiều nước tiếp tục phản đối sắc lệnh của Tổng thống Mỹ Donald TrumpPhản ứng của quốc tế về lệnh cấm người Hồi giáo nhập cư vào MỹTổng thống Trump ký sắc lệnh hạn chế người nhập cư Hồi giáo

Sinh viên ở trường Đại học California San Diego, Mỹ biểu tình phản đối lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump. Ảnh: Reuters.

Cuộc thăm dò trong 2 ngày 30/1-31/1 vừa qua cho thấy, 49% người Mỹ trưởng thành khẳng định họ "hoàn toàn" hoặc "khá" đồng ý với điều lệnh của Tổng thống Trump, trong khi 41% phản đối và 10% nói rằng họ không có ý kiến gì về sắc lệnh này của ông.

Tuy nhiên, các câu trả lời đã được phân chia gần như hoàn toàn theo các đảng. Trong khi 53% của đảng Dân chủ cho biết họ "không đồng ý" với động thái của Tổng thống Trump thì có đến 51% từ đảng Cộng hòa cho biết họ "rất đồng ý."

Sắc lệnh của ông Trump cấm người tị nạn vào Hoa Kỳ trong 120 ngày, và được áp dụng vô thời hạn đối với người tị nạn Syria, đồng thời cũng ngăn chặn người dân từ Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen.

Cuộc thăm dò của Reuters / Ipsos cho thấy, 31% người Mỹ cảm thấy "an toàn hơn" sau lệnh cấm, so với 26% nói rằng họ cảm thấy "kém an toàn". Khoảng 38% cho biết, họ cảm thấy Hoa Kỳ đã xây dựng "một ví dụ điển hình" về cách tốt nhất để đối đầu với chủ nghĩa khủng bố, trong khi 41% nói rằng, đất nước đang xây dựng "một ví dụ xấu".

Cuối tuần trước, nhiều người biểu tình đã bao vây các sân bay lớn ở Hoa Kỳ, nơi một số người nhập cư bị tạm giam vì sắc lệnh của Tổng thống. Các nhà lập pháp, kể cả một số người từ Đảng Cộng hòa của ông Donald Trump, lên án quyết định này là phân biệt đối xử và phản tác dụng đối với an ninh quốc gia.

Hơn một chục chưởng lý các bang cho biết, họ sẽ làm việc với nhau để chiến đấu chống lại sắc lệnh, và Quyền Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Sally Yates - luật sư hàng đầu của chính quyền liên bang, đã bị sa thải ngay sau khi bà từ chối bảo vệ sắc lệnh cấm nhập cảnh nhằm vào công dân 7 nước Hồi giáo.

Cuộc thăm dò của Reuters / Ipsos được thực hiện trực tuyến ở tất cả 50 tiểu bang, thu thập phản hồi từ cuộc thăm dò 1.201 người trong đó có 453 người theo đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa có 478 người.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

TIN MỚI

Return to top